Trĩ ngoại và cách điều trị khỏi hoàn toàn (Chuyên gia chia sẻ)

September 15, 2019
Bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả nhất như thế nào là thắc mắc của nhiều người bệnh. Trĩ ngoại là căn bệnh khó nói gây phiền toái, khổ sở và khó chịu cho người bệnh tuy nhiên nhiều người e ngại đi khám để bệnh tiến triển nặng. Phát hiện sớm qua dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách điều trị tốt nhất hiện nay nhiều người chữa khỏi được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại ngày càng phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng không giới hạn độ tuổi nào. Bệnh trĩ ngoại gây ám ảnh cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc.

Bệnh trĩ ngoại là dạng trĩ được hình thành bên dưới đường lược do các tĩnh mạch ở khu vực này sưng lên. Bề mặt của búi trĩ chính là các nếp gấp viền nằm xung quanh hậu môn.

Mức độ của bệnh trĩ ngoại được bác sĩ xác định qua độ to của búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại rất dễ phát hiện, tuy nhiên nhiều người vì chủ quan mà không điều trị dẫn đến việc bệnh ngày càng phát triển.

Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ngứa ngáy, vướng víu và cảm giác khó chịu đến đời sông sinh hoạt của người bệnh. Việc người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm và kịp thời dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng khác như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, suy giảm trĩ nhớ…

Xem thêm: [Review] Địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội (Nhiều người chữa khỏi)

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại chủ yếu do hệ tĩnh mạch của trực tràng thường xuyên phải chịu áp lực, bị tụ máu hoặc viêm dẫn đến sưng phồng, cụ thể là:

  • Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng
  • Táo bón kéo dài: Táo bón, tức là phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài, đồng thời sẽ làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo, dẫn tới bệnh trĩ.
  • Thói quen ăn uống thiếu chất xơ , nhiều đồ cay nóng như rượu, bia, ớt hạt tiêu,... gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ (thấp nhiệt), và dẫn tới bệnh trĩ.
  • Một số thói quen vô tình mỗi ngày như ngồi xổm, rặn khi đi cầu , quan hệ đồng tính nam,...
  • Một số người mắc bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp (hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản),.... Theo đông y, các bệnh này đều gây khí yếu và dẫn tới bệnh trĩ.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ: Khi có thai thì dễ bị táo bón, sức khỏe yếu hơn, đồng nghĩa là hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn.

Xem thêm: Bệnh trĩ nội và cách điều trị hiệu quả nhất (Nhiều người chữa khỏi)

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại để người bệnh dễ phát hiện và kịp thời điều trị:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu các búi trĩ thò ra khỏi hậu môn nhưng không nằm thường trực ở hậu môn mà chỉ khi bệnh nhân đi đại tiện hay cơ thể mệt mỏi sẽ khiến búi trĩ thò ra ngoài.

Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy ngứa ngày và khó chịu và ẩm ướt. Thường xuyên chảy máu khi đi đại tiện nhưng lượng máu không nhiều nên khiến cho người bệnh khó có thể phát hiện kịp thời.

Ở giai đoạn đầu này nếu người nào phá hiện được sớm và điều trị một cách đúng đắn có thể chữa trị dứt điểm được tình trạng bệnh và việc chữa trị vô cùng đơn giản.

Giai đoạn 2

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn này thì bũi trí nằm thường trực bên ngay bên ngoài hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Khi đi đại tiện sẽ gây cảm giác rất đau đớn, khó chịu và có thể chảy lượng máu nhiều hơn khiến bạn dễ dàng nhận biết hơn so với giai đoạn đầu.

Ngoài ra nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ cũng rất dễ dẫn đến viêm nhiễm ở hậu môn và các vùng xung quanh.

Giai đoạn 3

Tĩnh mạnh trĩ phát triển mạnh mẽ, búi trĩ trở nên lớn hơn nhiều so với 2 giai đoạn trước. Nếu không may bạn mặc quần quá chật sẽ khiến cho các búi trĩ cọ vào quần làm đau rát và chảy máu.

Ở giai đoạn này người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo lắng bồn chồn khi đi đại tiện thậm chí có người sợ hãi khi muốn đi vệ sinh. Lúc này máu có thể chảy nhiều hơn làm người bệnh thiếu máu hay mệt mỏi chóng mặt.

Giai đoạn 4

Ở giai đoạn này các búi trĩ thực sự phát triển rất lớn, không chỉ gây cảm giác đau rát và ngứa mà còn tiết ra chất dịch có mùi hôi vô cùng khó chịu. Nếu có các dấu hiệu này thì thực sự bệnh trĩ ngoại đã có sự ảnh hưởng vô cùng lớn trong cuộc sống của bạn. Nếu là nữ giới có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa rất lớn.

Ở giai đoạn này, chỉ có giải pháp can thiệp ngoại khoa mới là cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Mọi biện pháp chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc hoặc sử dụng các mẹo vặt dân gian đều không mang nhiều ý nghĩa.

Xem thêm: Bệnh trĩ để lâu có sao không, không chữa có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị

Trĩ ngoại và cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất là câu hỏi nhiều người quan tâm. Vì trĩ là căn bệnh khó nói nên nhiều người e ngại đi khám, để đến khi bệnh nặng mới tiến hàng chữa trị thì bệnh đã tiến triển nặng.

Các chuyên gia, bác sĩ chữa bệnh trĩ khuyên bạn nên đi khám sớm ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh để được chỉ định điều trị càng sớm càng nhanh khỏi. Các cách điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất hiện nay là:

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây là phương pháp điều trị phổ biến có thể được áp dụng cho những người mắc bệnh trĩ ngoại cấp độ nhẹ. Các thuốc được chỉ định chủ yếu có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh, chúng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau do trĩ: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay Aacetaminophen có thể giúp giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tạm thời. Do có thể ảnh hưởng đến dạ dày và chức năng gan, thận nên các thuốc trên chỉ định sử dụng trong ngắn hạn.
  • Thuốc bôi trĩ: Một số loại thuốc bôi trĩ phổ biến hiện nay có thể kể đến Cotripro, Titanoreine, Hydrocortison, Proctolog, Rectostop…
  • Kem Hydrocortison: Đây là thuốc điều trị tại chỗ giúp giảm ngứa do búi trĩ ngoại tiết dịch và gây kích ứng hậu môn.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau tại chỗ; Thuốc làm mềm phân, chống táo bón; Thuốc uống chứa rutin làm tăng sức bền cho thành mạch…

Dùng thuốc tây chữa bệnh trĩ ngoại giúp cải thiện các biểu hiện khó chịu của bệnh một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, cần lưu ý bất cứ loại thuốc tân dược nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Trao đổi với bác sĩ điều trị để biết được đầy đủ những rủi ro bạn có thể gặp phải khi được chữa bệnh bằng thuốc tây.

Trĩ ngoại và cách điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Nếu sau khi dùng thuốc một vài tuần mà các triệu chứng bệnh không có khuynh hướng cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định thêm thủ thuật để thu nhỏ hoặc loại bỏ búi trĩ.

Một số thủ thuật loại bỏ trĩ có thể được thực hiện ngay tại phòng khám của bác sĩ mà không cần gây mê.

  • Tiêm xơ búi trĩ:

Thủ thuật này được tiến hành bằng cách tiêm một loại hóa chất trực tiếp vào trong búi trĩ. Dưới tác dụng của thuốc, búi trĩ sẽ dần co lại và bị xơ hóa. Điều này khiến cho dòng máu từ bên ngoài không thể tiếp tục chảy vào trong để nuôi dưỡng búi trĩ.

  • Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp HCPT:

Thủ thuật này sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu lưu thông vào trong búi trĩ ngoại. Sau đó dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ.

Lựa chọn cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ hoặc không đau trong quá trình thực hiện và cả thời gian phục hồi bệnh. Bệnh nhân nhanh lành vết thương và sớm trở lại các sinh hoạt bình thường.

  • Thắt động mạch trĩ ( HAL)

Với cách chữa bệnh trĩ ngoại này, bác sĩ sẽ dùng siêu âm để xác định vị trí các mạch máu lưu thông vào búi trĩ. Sau đó tiến hành khâu thắt chúng lại làm chặn đứng dòng chảy của máu đến nuôi búi trĩ.

Phương pháp này được lựa chọn để thay thế khi thắt trĩ bằng cao su không được thực hiện. Nó có thể khiến bệnh nhân bị đau kéo dài.

Xem thêm: Chi tiết về bệnh trĩ và cách điều trị khỏi dứt điểm không tái phát

Cách chữa trĩ ngoại tại nhà bằng phương pháp dân gian

Chữa bệnh trĩ bằng các phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm, tiết kiệm chi phí và không gây tác dụng phụ.

- Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là loại rau mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày nhưng có lẽ ít ai biết đến công dụng chữa trị bệnh trĩ của nó. Loại rau này có tính mát và chứa một số thành phần như Isoquercetin, Quercetin có tác dụng tốt trong việc củng cố độ bền của mao mạch, tĩnh mạch và điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa rất tốt, trong đó có bệnh trĩ.

Cách đơn giản nhất để chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá là dùng lá này xay ra và uống nước mỗi ngày. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng lá này để đắp vào những thương tổn do bệnh trĩ gây ra như sau:

  • Lấy khoảng 50g lá rau diếp cá rửa thật sạch rồi giã nhỏ cùng với một chút muối để tăng công dụng diệt khuẩn.
  • Sau khi vệ sinh hậu môn lấy phần lá đã giã đắp trực tiếp lên hậu môn chỗ búi trĩ lòi ra rồi băng lại.
  • Mỗi ngày thực hiện một lần, sau một thời gian bạn sẽ thấy sự cải thiện.

- Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng đu đủ xanh

Theo quan niệm của Đông y, đu đủ là loại quả có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, nhuận tràng giải độc. Việc thường xuyên ăn đu đủ không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, có thể úp 2 nửa của qua đu đủ xanh vào cẳng chân , sau đó buộc chặt để không bị tụt và tháo ra, rửa sạch vào sáng hôm sau. Theo nhiều người cách này giúp thu nhỏ búi trĩ, giảm đau rát hiệu quả.

- Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng vừng đen

Không chỉ dân gian mà các nhà khoa học cũng đã công nhận khả năng điều trị bệnh trĩ của nguyên liệu này. Theo Đông y, vừng đen có tác dụng bổ can thận tỳ phế, giúp tăng cường sức khỏe, giúp máu lưu thông và củng cố sức bền cho thành tĩnh mạch hậu môn. Còn theo y học hiện đại phát hiện ra trong nguyên liệu này có nhiều vitamin và chất xơ có khả năng nhuận tràng, giảm đau, phòng ngừa viêm nhiễm và điều trị trĩ rất tốt.

Chúng ta có thể tận dụng công dụng của vừng đen bằng cách kết hợp với các nguyên liệu khác như sau

  • Chuẩn bị: 12g mỗi loại (vừng đen, bạch thuộc, sinh địa, trắc bách diệp), 9g mỗi loại (xuyên khung, đương quy, đào nhân, hồng hoa, hòe hoa), 4g đại hoàng.
  • Cho tất cả nguyên liệu đem vào sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén nước thì tắt bếp.
  • Mỗi ngày uống 1 bát nước như vậy, kiên trì trong một thời gian thì bệnh sẽ thuyên giảm

- Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây thiên lý

Chúng ta vẫn hay dùng cây thiên lý để chế biến những món ăn nhưng có lẽ ít ai biết đến công dung điều trị bệnh trĩ của nó. Trong lá của cây thiên lý có chứa nhiều ancaloid, cùng nhiều vitamin và khoáng chất có thể khắc phục được các triệu chứng của bệnh trĩ, thậm chí ở những người mắc bệnh giai đoạn 3 cũng có thể dùng được.

Bài thuốc từ cây thiên lý được tiến hành như sau:

  • Lấy một nắm lá thiên lý rửa thật sạch rồi giã nát cùng với một chút muối.
  • Lọc lấy nước cốt rồi đem đun sôi lên.
  • Để nguội bớt rồi dùng để uống trong ngày.

- Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá bỏng

Theo kinh nghiệm dân gian thì lá bỏng có vị chua và không có độc tố. Ngoài ra, trong lá của loại cây này có chứa các hoạt chất có khả năng tiêu viêm, giảm đau giúp giải trừ độc tố hiệu quả.

Bài thuốc điều trị bệnh trĩ bằng lá bỏng được tiến hành như sau:

  • Lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước rồi đắp lên vùng hậu môn. Bạn nên dùng miếng gạc băng để thuốc không bị rơi ra ngoài.
  • Mỗi ngày dùng 3 lần với số lượng như sau: sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá.

- Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá vông Neem

Ngoài những nguyên liệu được chúng tôi giới thiệu ở phần trên, bạn cũng có thể dùng lá vông Neem để chữa bệnh trĩ. Trong loại lá này chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm sưng viêm, làm lành búi trĩ khá tốt.

Bạn có thể dùng lá vông Neem để đắp ngoài theo các bước như sau:

  • Dùng khoảng 9 lá vông Neem rửa sạch rồi giã nhuyễn với ít muối hạt.
  • Lấy giấm thanh đun sôi để nguội rồi cho vào phần lá đã giã nhuyễn.
  • Đắp hỗn hợp lên vùng búi trĩ rồi cố định bằng gạc trong khoảng 4 tiếng, đắp liên tục trong 3 ngày là bệnh sẽ cải thiện.

Mách bạn cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại nên áp dụng tại nhà

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên mọi người hãy chủ động thực hiện các điều dưới đây để ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ:

Ăn uống khoa học

Thói quen ăn quá nhiều chất béo và chất bột bạn nên bỏ đi mà thay vào đó là nên bổ sung rau, củ quả và nhiều chất xơ trong bữa ăn hằng ngày. Nếu bạn sử dụng quá nhiều chất béo cùng là nguyên nhân dẫn đên táo bón sớm nhất và rất dễ bị bệnh trĩ ngoại.

Theo các chuyên gia nghiên cứu để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng dưỡng chất đặc biệt là rau củ quả tươi để hệ tiêu hóa tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Không nên đứng hay ngồi một lúc quá lâu

Nếu đứng hay ngồi yên một chỗ lâu trong ngày và thường xuyên thì chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Nếu vì đặc thù công việc phải ngồi hay đứng một chỗ như công nhân may, nhân viên văn phòng,…. thì cứ khoảng 1-2 tiếng bạn nên cố gắng đi lại để các mạch máu được lưu thông, phòng chống bệnh trĩ xuất hiện.

Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày

Với cuộc sống hiện đại và bận rộn như ngày này thì có rất nhiều người có thói quen đọc báo hay nghịch điện thoại trong khi đi vệ sinh. Thói quen xấu này khiến bạn rất dễ gây nên táo bón và đè nặng hậu môn gây nên bệnh trĩ ngoại nhanh hơn.

Muốn phòng tránh bệnh trĩ ngoại hiệu quả mỗi ngày bạn hãy tập đại tiện vào một khung giờ nhất định và tránh các hoạt động khác làm kéo dài thời gian đi vệ sinh.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Vùng hậu môn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bênh. Do đó, tất cả mọi người nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày hoặc sau khi đi vệ sinh. Nhớ rằng luôn giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ và khô thoáng để tránh bị viêm nhiễm.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh trĩ ngoại và cách điều trị tốt nhất hiện nay hy vọng mọi người đã có thêm kiến thức tham khảo. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay hotline 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến trĩ ngoại và cách điều trị

trĩ ngoại độ 1

cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

hình ảnh trĩ ngoại

cách điều trị bệnh trĩ

trĩ ngoại độ 2

triệu chứng bệnh trĩ ngoại

trĩ nội

cách làm co búi trĩ ngoại

PGS - TS Nguyễn Mạnh Nhâm

- Chuyên gia đầu ngành về Hậu môn trực tràng

- Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam

- Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức

- Nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Việt Đức

- Hội viên Hội phẫu thuật Đại trực tràng Hoa Kỳ và Hội phẫu thuật tiêu hóa Pháp

- Giám đốc trung tâm Hậu môn trực tràng - Bệnh viện Đa khoa Tràng An

Bác sĩ khám và điều trị các bệnh lý về Trĩ, áp xe – rò hậu môn, sa trực tràng, u – polyp hậu môn trực tràng, dị tật hậu môn trực tràng.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form