Bệnh trĩ và cách điều trị như thế nào tốt và hiệu quả nhất? Trĩ là căn bệnh gây ám ảnh cho nhiều người đứng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về căn bệnh khó nói này.
Chi tiết bệnh trĩ là gì?
Tỷ lệ người mắc trĩ ngày càng gia tăng không chỉ ở người có tuổi mà cả giới trẻ và trẻ em đều có thể mắc phải căn bệnh gây phiền toái và khổ sở này. Bệnh trĩ là bệnh như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.
Tùy theo vị trí và tính chất mà các chuyên gia chia bệnh trĩ thành 2 loại:
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
- Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển.
Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.
- Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
- Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Xem thêm: [Review] Địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội (Nhiều người chữa khỏi)
Nguyên nhân bệnh trĩ và cách điều trị
Bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân gây nên chủ yếu từ những thói quen trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Những nguyên nhân gây bệnh trĩ cụ thể mọi người cần biết để phòng tránh là:
- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ
Thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ. Rau xanh, hoa quả là những thức ăn cần thiết để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn. Do đó, khi thiếu chất xơ khiến phân di chuyển khó khăn trong ruột gây ra táo bón và trĩ.
- Không cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần
80% cơ thể là nước. Nước có thể giúp hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Mỗi ngày cơ thể cần tiêu thụ từ 1,5 đến 2 lít nước tùy vào thể trạng và nhu cầu cơ thể của mỗi người.
- Ngồi nhiều, lười vận động
Nhân viên văn phòng, lái xe hoặc những người có tính chất công việc ngồi nhiều thường dễ bị bệnh trĩ. Khi cơ thể ít hoạt động cơ thể sẽ không thể bơm đủ máu để giữ độ đàn hồi của các cơ co thắt hậu môn. Lâu dần sẽ khiến cơ hoạt động yếu và gây ra bệnh trĩ.
- Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính
Người có bệnh liên quan đến nhu động ruột thường xuyên gặp khó khăn khi đi vệ sinh có thể khiến tĩnh mạch hậu môn và thành ruột bị tổn thương. Có đến 80% những người táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính sẽ phát triển thành bệnh trĩ.
- Căng thẳng
Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể, làm cho não, hệ thống tiêu hóa bị ức chế. Điều này làm sự co bóp ở vùng hậu môn bị hạn chế và có thể gây ra bệnh trĩ.
- Lão hóa
Khi bạn già đi, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa bao gồm cả hệ tiêu hóa và hậu môn. Ở người cao tuổi độ đàn hồi của cơ vòng giảm khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn gây táo bón kéo dài và trĩ.
- Mang thai
Phụ nữ đang thai có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn bình thường do các tĩnh mạch trĩ bị dồn ép bởi trọng lượng của thai nhi.
Xem thêm: Bệnh trĩ nội và cách điều trị hiệu quả nhất (Nhiều người chữa khỏi)
Dấu hiệu bệnh trĩ và cách điều trị
Bệnh trĩ nếu phát hiện sớm sẽ dễ điều trị, vậy nhận biết bị trĩ bằng cách nào?. Nhiều người có những dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng chủ quan bỏ qua không đi khám để bệnh tiến triển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm làm cho thời gian điều trị lâu.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ mọi người nên tham khảo để sớm phát hiện triệu chứng của bệnh:
- Đại tiện ra máu
Máu xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt mỗi khi bạn đi đại tiện. Thông thường người bệnh sẽ thấy không đau nhưng máu nhỏ giọt vẫn xuất hiện, tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu xảy ra quá nhiều bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý.
- Táo bón hoặc có cảm giác đi đại tiện không hết
Một dấu hiệu bệnh trĩ nên lưu ý khác nữa đó là tình trạng táo bón hoặc cảm giác đi đại tiện không hết. Do búi trĩ xuất hiện làm cản trở quá trình đào thải ra bên ngoài vì thế người bệnh thường sẽ khó đi đại tiện hết và thấy vướng dẫn tới việc đi tiêu khó.
- Sưng đau hậu môn
Một dấu hiệu bệnh trĩ nữa dễ nhận biết đó là sự căng tức, sưng đau hậu môn, nguyên nhân của việc này có thể do người bệnh quá căng thẳng. Nhiều người dành hàng giờ đồng hồ ngồi trong nhà vệ sinh để cố đi đại tiện, kèm theo đó họ thường rặn để phân có thể thoát ra như thế càng khiến cho hậu môn sưng đau hơn. Điều này khiến các tĩnh mạch tại hậu môn bị gây áp lực quá mức khiến chúng bị kích thích.
- Ngứa hậu môn
Mặc dù đây không phải triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh trĩ nhưng ngứa hậu môn là dấu hiệu nhận biết nguy cơ bệnh trĩ dễ nhất. Búi trĩ làm gián đoạn hàng rào hậu môn và khiến các chất thải, dịch nhầy bị ứ đọng tại hậu môn gây ngứa nghiêm trọng.
- Sa búi trĩ
Nếu bạn thấy xuất hiện một vùng da thừa hoặc một búi nhỏ như thịt thừa xuất hiện tại hậu môn thì bạn đã bị bệnh trĩ và đó là hình ảnh của búi trĩ. Đây là dấu hiệu chính xác nhất của bệnh trĩ mà người bệnh có thể dựa vào để chẩn đoán.
Xem thêm: Trĩ ngoại và cách điều trị khỏi hoàn toàn (Chuyên gia chia sẻ)
Bệnh trĩ và cách điều trị khỏi hoàn toàn
Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không điều trị dứt điểm có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt nó gây phiền toái, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Có nhiều phương pháp chữa trĩ khác nhau và để chữa trĩ hiệu quả nhất thì người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán mức độ, tình trạng của bệnh mới có phác đồ điều trị thích hợp nhất.
1. Điều trị nội khoa
- Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay Aacetaminophen có thể giúp giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tạm thời. Do có thể ảnh hưởng đến dạ dày và chức năng gan, thận nên các thuốc trên chỉ định sử dụng trong ngắn hạn.
- Thuốc bôi trĩ: Một số loại thuốc bôi trĩ phổ biến hiện nay có thể kể đến Cotripro, Titanoreine, Hydrocortison, Proctolog, Rectostop…
- Kem Hydrocortison: Đây là thuốc điều trị tại chỗ giúp giảm ngứa do búi trĩ ngoại tiết dịch và gây kích ứng hậu môn.
- Các loại thuốc khác: Thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau tại chỗ; Thuốc làm mềm phân, chống táo bón; Thuốc uống chứa rutin làm tăng sức bền cho thành mạch…
Dùng thuốc tây chữa bệnh trĩ giúp cải thiện các biểu hiện khó chịu của bệnh một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, cần lưu ý bất cứ loại thuốc tân dược nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Người bệnh không nên tự mua thuốc uống và điều trị tại nhà, dùng thuốc điều trị trĩ cần phải có sự kê đơn và chỉ định của bác sĩ.
2. Điều trị ngoại khoa
Những trường hợp điều trị nội khoa bằng thuốc không có hiệu quả sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại khoa bằng cách can thiệp các thủ thuật hoặc phẫu thuật. Với ý học hiện đại ngày nay, các phương pháp điều trị trĩ với nhiều ưu điểm, ít đau, ít bị tổn thương.
Tiêm xơ búi trĩ:
Thủ thuật này được tiến hành bằng cách tiêm một loại hóa chất trực tiếp vào trong búi trĩ. Dưới tác dụng của thuốc, búi trĩ sẽ dần co lại và bị xơ hóa. Điều này khiến cho dòng máu từ bên ngoài không thể tiếp tục chảy vào trong để nuôi dưỡng búi trĩ.
Thắt bằng dây thun-Vòng thắt cao su:
Được đặt bao quanh búi trĩ, thắt gây ra sự thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi. Ưu điểm là dễ thực hiện, đơn giản, rẻ tiền, có thể điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân trĩ độ 2 và 3
Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp HCPT:
Thủ thuật này sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu lưu thông vào trong búi trĩ ngoại. Sau đó dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ.
Lựa chọn cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ hoặc không đau trong quá trình thực hiện và cả thời gian phục hồi bệnh. Bệnh nhân nhanh lành vết thương và sớm trở lại các sinh hoạt bình thường.
Phương pháp Longo:
Phương pháp này đã trở thành một lựa chọn được chấp nhận rộng rãi trong phẫu thuật cắt bỏ trĩ để điều trị trĩ nội độ 3 và độ 4. Ở Trung Quốc trong thập kỷ gần đây, thậm chí nó có xu hướng thay thế cho cắt bỏ trĩ truyền thống.
Đây là phương pháp không cắt trĩ mà nguyên lý là làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn-trực tràng bị sa lên trên, đưa các búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn do đó làm teo mô trĩ. Ưu điểm ít gây khó chịu hơn vì không cắt bỏ vùng da hậu môn.
Xem thêm: Bệnh trĩ để lâu có sao không, không chữa có nguy hiểm không?
3. Điều trị bệnh trĩ tại nhà
Chữa trĩ tại nhà được nhiều người bệnh lựa chọn bởi các cách này đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên các chuyên gia cũng chia sẻ rằng việc điều trị bệnh trĩ tại nhà chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ và không thể trị dứt điểm bệnh, người bệnh nên đi khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa uy tín.
- Cách trị bệnh trĩ bằng tỏi
Theo nghiên cứu, tỏi chứa hợp chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cao, thúc đẩy tái tạo mô mềm hậu môn, co búi trĩ.
- Rượu tỏi: Dùng 500gr tỏi bóc vỏ, nghiền nhuyễn, đổ vào ngâm cùng 500ml rượu trắng trong 2 tuần. Sau đó dùng rượu tỏi để rửa sạch hậu môn hàng ngày.
- Tỏi nhét trực tiếp hậu môn: Làm sạch 1 nhánh tỏi, đập dập và đặt vào trong hậu môn, để qua đêm. Sáng hôm sau hãy đi đại tiện để đẩy tỏi ra ngoài. Tuy nhiên, không áp dụng cách này cho hậu môn đang chảy máu.
- Điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Lý do để lá diếp cá trở thành bài thuốc hàng đầu trong điều trị bệnh trĩ là nhờ 21% hàm lượng tinh dầu Decanonyl acetaldehyde. Hoạt chất này có công dụng ức chế tụ cầu vàng, kháng viêm, cầm máu hậu môn.
- Xông hơi bằng diếp cá: Lấy 300gr lá diếp cá cho vào nấu sôi và dùng xông hơi cho hậu môn. Đến khi nước còn ấm thì lấy bã lá đắp trực tiếp vào búi trĩ.
- Uống bột rau diếp cá khô: Phơi khô cả thân, lá diếp cá, xay nhuyễn, bảo quản trong hộp kín. Mỗi ngày dùng 2 – 3gr bột diếp cá pha với nước uống sẽ thấy búi trĩ co lại.
- Cách điều trị bệnh trĩ bằng dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng làm dịu da, bổ sung chất chống oxy hóa cao cho cơ thể, nhờ vậy chúng làm lành tổn thương hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
- Thoa dầu dừa: Người bệnh dùng 1 – 2 giọt dầu dừa thoa trực tiếp lên búi trĩ giúp giảm cơn đau.
- Uống dầu dừa: Pha 1 thìa cafe dầu dừa cùng nước ấm để uống hàng ngày.
- Bài thuốc từ lá trầu không
Trung bình cứ 100 gr lá trầu không sẽ chứa đến 2,4% hàm lượng tinh dầu. Nhờ vậy, khi sử dụng lá trầu không sẽ giúp sát khuẩn, cầm máu và se búi trĩ.
- Trầu không + muối hột: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, đun sôi cùng 50gr muối. Sau đó xông hơi hậu môn bằng nước trầu không khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp co búi trĩ, giảm đau.
- Đắp hậu môn bằng trầu không: Dùng 2 – 3 lá trầu không hơ nóng, bọc lại bằng khăn sạch, đắp lên hậu môn khoảng 15 phút.
- Điều trị bệnh trĩ từ lá lốt
Trong Đông y, lá lốt có tính lạnh, vị cay nồng đem đến tác dụng giảm sưng viêm, cầm máu và hỗ trợ co búi trĩ.
- Xông hơi bằng lá lốt: Lấy 50gr mỗi loại lá lốt, ngải cứu, cúc tần và nghệ rồi giã nát, đun sôi với nước cùng 1 thìa muối. Dùng xông vùng hậu môn cho đến khi nước hết nóng.
- Uống nước lá lốt: Dùng 100gr lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt, dùng 2 lần/ngày giúp phục hồi tổn thương niêm mạc hậu môn.
- Cách điều trị bệnh trĩ bằng mật ong
Mật ong chứa hàm lượng vitamin B cùng chất khoáng, chất oxy hóa rất cao. Từ đó chúng giúp chống viêm, cải thiện nhiễm trùng và làm lành vết thương.
- Mật ong + đậu đen: Dùng 50gr đậu đen ninh nhừ, thêm 20gr mật ong, ăn 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 14 ngày.
- Thoa hậu môn bằng mật ong: Sử dụng 5 – 10ml mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên hậu môn.
- Bài thuốc điều trị bệnh trĩ bằng đu đủ
Theo YHCT, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng và tiêu thũng. Nhờ đó, đu đủ trở thành vị thuốc cực tốt trong điều trị bệnh trĩ.
- Uống nước đu đủ: Lấy 1 miếng đu đủ chín, 1 quả hồng xiêm và 3 quả dâu tây rồi làm sạch, xay nhuyễn thành sinh tố. Uống 2 lần/ngày giúp tiêu hóa dễ dàng, đẩy lùi táo bón.
Cách ngăn ngừa bệnh trĩ cho mọi đối tượng
Mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách áp dụng thực hiện, thay đổi thói quen theo các điều dưới đây:
- Không nên nhịn khi bạn muốn đi vệ sinh: Điều này khiến cho phân trở nên cứng và khô ở trong ruột. Tình trạng này kéo dài dẫn đến táo bón và việc đại tiện sẽ khó khăn hơn.
- Uống nhiều nước: Cơ thể con người có tới 70% nước, do đó nước đóng vai trò quan trọng. Bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày, điều này giúp tiêu hóa dễ dàng và phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, giúp phòng ngừa chứng táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Chất xơ thường có nhiều trong các thực phẩm như bông cải xanh, cà rốt, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt...
- Vệ sinh hậu môn thường xuyên: Hậu môn là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy việc vệ sinh hậu môn hằng ngày là đều vô cùng quan trọng. Mỗi lần đi vệ sinh bạn nên dùng nước rửa sạch, hoặc dùng vòi rửa cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
- Hạn chế việc ngồi quá lâu 1 chỗ: Bạn nên thường xuyên đứng lên đi lại, vận động cho máu lưu thông qua vùng hậu môn. Bên cạnh đó nên tập luyện thể dục thể thao vừa nâng cao được sức khỏe vừa kích thích hoạt động của ruột từ đó giảm chứng táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ.
Hy vọng những thông tin giải đáp về bệnh trĩ và cách chữa trị được chuyên gia chia sẻ ở trên đã giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ và cách điều trị
cách chữa bệnh trĩ tại nhà
bệnh trĩ ngoại
bệnh trĩ nội
bệnh trĩ là gì
nguyên nhân bệnh trĩ
cách chữa bệnh trĩ nhẹ
dấu hiệu bệnh trĩ
cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá