Búi trĩ bị vỡ phải làm sao? Cách chữa trị tận gốc (Chuyên gia trả lời)

September 18, 2019
Bệnh trĩ

Búi trĩ bị vỡ là một trong các biến chứng của bệnh trĩ rất nguy hiểm. Khi búi trĩ sa ra ngoài và bị vỡ chảy máu chứng tỏ bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng. Vậy phải làm sao khi không may búi trĩ ngoại bị vỡ? Bài viết ngay dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.

Búi trĩ xuất hiện khi nào?

Người mắc bệnh trĩ thấy xuất hiện búi trĩ chứng tỏ bệnh đã tiến triển đến cấp độ trung bình hoặc cấp độ nặng thường là cấp độ 3, 4. Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn không chỉ gây cản trở, ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn gây khó chịu đau đớn cho người mắc bệnh.

Búi trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch xung quanh trực tràng hậu môn, khiến cho khu vực này bị phình to. Ban đầu búi trĩ chỉ là những khối thịt thừa nhỏ, khi phát triển nặng sẽ phình lên và sa hẳn ra ngoài.

Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn và có thể gây nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được giải quyết sớm.

Búi trĩ bắt đầu xuất hiện khi trĩ phát triển ở các cấp độ cụ thể dưới đây:

  • Cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu hình thành và phát triển lớn hơn, gây ra hiện tượng ngứa rát hậu môn, đại tiện ra máu,… Sau mỗi lần đại tiện, búi trĩ sa tra ngoài sau đó có thể tự thụt vào được. Người bệnh có thể quan sát thấy bằng mắt thường.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ phình to với trọng lượng lớn, lòi ra ngoài hậu môn sau khi đi cầu nhưng không thể tự co lên được. Lúc này, người bệnh chỉ cần tác động trực tiếp vào búi trĩ thì chúng sẽ tự co lại và thụt vào bên trong hậu môn. Sa búi trĩ xảy ra rất ngẫu nhiên mà người bệnh không thể tự chủ được gây cảm giác khó chiu, bất tiện, vướng víu,…
  • Cấp độ 4: Đây là tình trạng sa búi trĩ nặng nhất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại được kể cả khi người bệnh tác động trực tiếp vào. Gây đau đớn, sưng tấy, khó chịu và gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu không chữa bệnh không thể tự khỏi mà còn tiến triển nặng hơn gây những biến chứng nguy hiểm ở dưới đây:

- Chảy máu nhiều lần và kéo dài gây thiếu máu,

- Búi trĩ bị vỡ,

- Sa trực tràng, trĩ nghẹt,

- Huyết khối búi trĩ, đôi khi huyết khối cả tĩnh mạch trĩ,

- Rối loạn chức năng cơ thắt (Cơ thắt yếu, không giữ được phân và hơi, co cơ thắt),

- Gây các bệnh thứ phát kèm theo như: Nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn – trực tràng, viêm hốc, gây áp xe, rò quanh hậu môn – trực tràng,

- Biến chứng nặng nề: Có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây nghẽn mạch, nhiễm khuẩn máu,…

- Làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, tâm lý của người bệnh, khiến họ mất tự tin, ngại xuất hiện trước đám đông.

- Tắc nghẹt búi trĩ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu vùng hậu môn, việc ngồi xuống hoặc đi lại rất khó khăn.

- Phụ nữ mắc bệnh trĩ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con…

Búi trĩ bị vỡ phải làm sao?

Búi trĩ bị vỡ thì phải làm sao là nỗi lo lắng của nhiều người bệnh. Khi bị vỡ búi trĩ gây chảy máu thì việc chịu đựng là không thể thực hiện được với bất kỳ ai. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó khăn trong đi lại và vận động.

Để chữa trị tốt nhất cho những trường hợp này thì người bệnh cần phải nhanh chóng tới bệnh viện và thực hiện các biện pháp để giảm đau tức thời bằng các cách sau:

Biện pháp tức thời

Khi búi trĩ bị vỡ chảy máu, người bệnh nên áp dụng ngay một số biện pháp tức thời, để giảm chảy máu ở búi trĩ:

- Sử dụng đá lạnh và 1 miếng vải sạch, chườm đá vào hậu môn để giúp các mạch máu co lại, giảm sự chảy máu.

- Pha một ít muối với nước ấm, để rửa và sát khuẩn vùng hậu môn, phòng tránh vấn đề về viêm nhiễm.

Biện pháp điều trị triệt để

- Ngoài những biện pháp xử lý tức thời, người bệnh cần phải nhanh chóng tiến hành điều trị bệnh tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Ở giai đoạn này, ngoài cách hỗ trợ điều trị bằng thuốc, thì phẫu thuật cắt búi trĩ, tiêm xơ búi trĩ, thắt vòng búi trĩ... sẽ là những giải pháp tối ưu, nhanh chóng nhất cho người bệnh.

Cách chữa trị tận gốc bệnh trĩ

Sau khi áp dụng các biện pháp tức thời ở trên để giảm đau, cầm máu ở búi trĩ thì người bệnh cần phải nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa uy tín để điều trị.

Bệnh trĩ giai đoạn đầu có thể chữa trị bằng phương pháp nội khoa hoặc bài thuốc đông y, hoặc cách dân gian tại nhà. Tuy nhiên khi bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, búi trĩ bị vỡ gây chảy máu thì cách tốt nhất để chữa trị là can thiệp ngoại khoa để cắt búi trĩ.

Các phương pháp ngoại khoa phẫu thuật cắt búi trĩ hiệu quả được nhiều bệnh nhân lựa chọn chữa trị bao gồm:

#Cắt búi trĩ bị vỡ bằng phương pháp HCPT

Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT là phương pháp hiện đại mới nhất hiện nay.  Phương pháp này được tiến hành bằng cách bác sĩ sẽ sử dụng máy móc có sóng điện cao tần ở khoảng 70-80 độ C để làm đông các mạch máu, tạo thành các mô sẹo. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng dao điện dùng cắt gốc búi trĩ nội rồi tiến hành khâu lại.

Ưu điểm:

  • Không gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Ít gây biến chứng.
  • Khả năng tái phát thấp.
  • Thời gian hồi phục nhanh chóng.

#Cắt trĩ bằng phương pháp PPH

PPH là một trong những phương pháp cắt trĩ được ứng dụng phổ biến ngày nay. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu đề điều trị bệnh trĩ nội độ 3 và độ 4.

Với phương pháp này, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành mở lỗ hậu môn ở vị trí trên đường lược khoảng 4 cm và sau đó đưa máy PPH vào hậu môn để cắt lớp niêm mạc trực tràng bị đẩy lồi ra ngoài. Thời gian để thực hiện phương pháp này khoảng tầm 30 phút.

Ưu điểm:

  • PPH là một cách chữa bệnh trĩ độ 4 an toàn vì sẽ không làm tổn hại đến các cấu trúc và chức năng của hậu môn. Rất hiếm khi PPH có thể gây ra các biến chứng sau đó.
  • Cắt trĩ PPH sẽ không gây đau đớn cho người bệnh, phương pháp chỉ thực hiện đưa búi trĩ trở về vị trí ban đầu và cắt đứt huyết quản cung cấp máu cho búi trĩ mà không hề làm tổn hại đến các cấu trúc xung quanh hậu môn.
  • Thủ thuật thực hiện nhanh chóng, đơn giản giúp người bệnh có thể bình phục nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Rủi ro có thể gặp phải trong thủ thuật cắt trĩ PPH là chảy máu sau phẫu thuật, nhiễm trùng. Nhưng rất hiểm khi tìm thấy một sự tái phát bệnh sau khi tiến hành phương pháp này.

#Phương pháp Longo

Cắt búi trĩ bằng phương pháp Longo là thủ thuật sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược với độ dài từ 3 – 4 cm. Mục đích của phương pháp này là làm giảm lưu lượng máu đến nuôi trĩ, từ đó khiến búi trĩ dần teo lại, đồng thời tiến hành khâu treo niêm mạc hậu môn bị sa để tạo hình tấm đệm của hậu môn.

Ưu điểm:

  • Thời gian phẫu thuật ngắn, chỉ từ 20 – 30 phút.
  • Không gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh.
  • Giúp người bệnh hồi phục nhanh và ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát.

Nhược điểm:

  • Chi phí điều trị đối với phương pháp này là khá tốn kém.

#Phương pháp laser

Đây là biện pháp sử dụng tia laser bức sóng mạnh tác động cắt trĩ mà không cần sự can thiệp của dao kéo trong quá trình thực hiện. Việc cắt trĩ bằng phương pháp laser cho hiệu quả nhanh và tương đối triệt để, giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên chi phí thực hiện khá cao, ít được bác sĩ chỉ định điều trị.

Quá trình thực hiện kỹ thuật này là: Dùng tia laser bức sóng xác định chiếu vào vùng búi trĩ và đốt, cắt búi trĩ rời. Được thực hiện bởi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm cân nhắc bức sóng phù hợp và cân nhắc xử lý suốt thời gian phẫu thuật.

#Phương pháp khâu trĩ treo trĩ bằng tay

Kỹ thuật phẫu thuật khâu treo trĩ độ 4 bằng tay ra đời được dựa theo phương pháp Longo mà ra, nhằm giúp khắc phục nhược điểm của phương pháp longo về chi phí sử dụng.

Theo đó khi tiến hành khâu treo trĩ bằng tay được sử dụng thích hợp cho trường hợp bị trĩ nội cấp độ 3 và trĩ nội cấp độ 4.

Lưu ý:

Phương pháp này không được chỉ định trong một số trường hợp không đút lọt ống nong hậu môn, nghẽn mạch toàn bộ, trĩ tái phát, búi trĩ giãn nở, hẹp hậu môn và ung thư hậu môn bác sĩ sẽ không ưu tiên dùng phương pháp này.

Búi trĩ bị vỡ là mức độ bệnh trĩ đã tiến triển nặng, dễ gây nên biến chứng nên bệnh nhân cần thiết phải được điều trị sớm nhất có thể. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất được lựa chọn để chữa bệnh trĩ khi búi trĩ sa ra ngoài bị vỡ chảy máu. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ thực sự có hiệu quả khi việc chăm sóc hậu phẫu của bệnh nhân được thực hiện đúng cách.

Trên đây là những thông tin giải đáp chi tiết về biến chứng búi trĩ bị vỡ ở người mắc trĩ được chuyên gia chia sẻ. Nếu còn điều gì thắc mắc chưa rõ bạn hãy gọi ngay số điện thoại 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến búi trĩ bị vỡ

Búi trĩ ngoại bị vỡ

trĩ nội

trĩ ngoại

cách điều trị trĩ tắc mạch

hình ảnh bị trĩ

bị trĩ chảy máu

trĩ ngoại độ 1

búi trĩ sưng to

bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao

PGS - TS Nguyễn Mạnh Nhâm

- Chuyên gia đầu ngành về Hậu môn trực tràng

- Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam

- Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức

- Nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Việt Đức

- Hội viên Hội phẫu thuật Đại trực tràng Hoa Kỳ và Hội phẫu thuật tiêu hóa Pháp

- Giám đốc trung tâm Hậu môn trực tràng - Bệnh viện Đa khoa Tràng An

Bác sĩ khám và điều trị các bệnh lý về Trĩ, áp xe – rò hậu môn, sa trực tràng, u – polyp hậu môn trực tràng, dị tật hậu môn trực tràng.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form