Biểu hiện bệnh trĩ nội ngoại dễ nhận biết để điều trị kịp thời

August 24, 2019
Bệnh trĩ

Biểu hiện bệnh trĩ như thế nào để người bệnh dễ dàng nhận biết mình có mắc trĩ hay không là thắc mắc của nhiều người. Trĩ là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng. Đa số người bệnh thường đi thăm khám và điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng.

Dưới đây là những biểu hiện của bệnh trĩ để mọi người có thể dễ dàng nhận biết sớm kịp thời đi khám và điều trị trước khi quá muộn.

Biểu hiện bệnh trĩ nội ngoại phổ biến dễ nhận biết

Bệnh trĩ tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh trĩ chữa quá muộn thời gian điều trị lâu, các phương pháp điều trị nội khoa ít xâm lấn sẽ không còn tác dụng thay vào đó sẽ phải áp dụng các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa gây đau và tốn kém cho người bệnh.

Vì thế những biểu hiện của bệnh trĩ ở dưới đây sẽ giúp mọi người phát hiện sớm và điều trị nhanh khỏi:

1. Đau rát hậu môn

Là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất. Người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn khi đại tiện, đặc biệt khi bị táo bón hoặc khi bị tiêu chảy. Trong và sau đại tiện cơn đau sẽ kéo dài thêm vài giờ đồng hồ nữa hoặc ở mức độ nặng hiện tượng này có thể kéo dài âm ỉ thường dai dẳng.

2. Đại tiện ra máu

Là dấu hiệu thứ hai gặp phải với các biểu hiện như xuất hiện máu dính trên phân, máu nhỏ giọt hoặc thành tia và đôi khi thấy máu dính trên giấy lau. Chảy máu ở những người bệnh trĩ kèm theo táo bón thường gặp khá phổ biến. Tùy theo mức độ bệnh của mỗi người mà tình trạng đại tiện ra máu với số lượng và tần suất ít nhiều khác nhau. Hiện tượng chảy máu có khi còn xuất hiện khi vận động mạnh, ngồi ở tư thế xổm khi trĩ nội đã đến độ 3 hoặc 4.

3. Sa búi trĩ

Ban đầu búi trĩ sa xuông rồi có thể tự co lên được (trĩ độ 2), đến độ 3 trĩ sa xuống không tự co lên được mà phải dùng tay nhét vào mới được, khi đến độ 4 trĩ sa hoàn toàn không thể dùng tay nhét vào được nữa. Ở mức độ sa búi trĩ thì phương pháp điều trị duy nhất có thể áp dụng cho trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để chấm dứt tình trạng trĩ.

4. Hậu môn sưng đau

Bệnh trĩ khiến hậu môn của người bệnh sưng đau do tắc mạch bởi các tĩnh mạch ở hậu môn bị vỡ. Người bệnh sẽ bị đi đại tiện khó, vướng víu, đau đớn và sợ hãi khi đi đại tiện.

5. Các triệu chứng khác

Búi trĩ có thể đau nhưng không cộm, vướng. Búi trĩ đau khi bị tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn.

Bệnh nhân còn có nguy cơ xuất hiện ổ áp xe đi kèm, thường nằm ngay dưới lớp niêm mạc và trong hố ngồi – trực tràng… gây đau đớn, khó chịu.

Ngoài ra, người bệnh sẽ có biểu hiện chảy dịch nhày ở hậu môn và các triệu chứng bệnh lý đi kèm khác như viêm trực tràn, u trực tràng, viêm da quanh hậu môn,…

Xem thêm: Chữa trĩ bằng cách nào khỏi nhanh nhất? (15 mẹo chữa trĩ tại nhà an toàn)

Những đối tượng dễ mắc trĩ nhất

Dưới đấy là các nhóm người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao cần phải có biện pháp phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả:

– Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,…

– Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài. Phân cứng do táo bón cọ sát gây đau rát chảy máu.

– Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

– Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động,….

– Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: Hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh, các bệnh mãn tính như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ…

– Chế độ ăn uống gây hại: Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng, thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ hay những đồ uống có cồn như rượu, bia là các đồ ăn có thể gây nóng, làm tắc nghẽn xoang hậu môn, dẫn đến chảy máu khi đi ngoài, táo bón kinh niên và nhất là bệnh trĩ. Trường hợp này càng dễ xảy ra ở những người có vấn đề về đường ruột nhưng vẫn thường xuyên sử dụng các thực phẩm trên.

– Đi vệ sinh chưa đúng cách: Thói quen đi tiêu (đại tiện) không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Các thói quen như đọc báo, chơi điện tử… khi đi tiêu sẽ khiến bạn phân tâm, làm tăng gánh nặng hậu môn, rối loạn chức năng đường ruột, thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

Xem thêm: Khám trĩ ở bệnh viện nào tốt? Địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín nhất Hà Nội

Các cấp độ bệnh trĩ và biểu hiện

Các cấp độ của bệnh trĩ nội bệnh trĩ ngoại và biểu hiện của từng giai đoạn cụ thể được giải đáp chi tiết ngay dưới đây:

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Khi mới hình thành, bệnh trĩ nội phát triển ở bên trong hậu môn. Bệnh trĩ nội nặng hơn sẽ xuất hiện các búi trĩ sa ra ngoài, gây cảm giác đau nhức và tình trạng viêm nhiễm. Các cấp độ của bệnh trĩ nội gồm 4 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn hình thành: Các phát hiện là đi đại tiện ra máu, các búi trĩ chưa hề sa ra ngoài.

- Giai đoạn 2: Khi đi đại tiện thì ở hậu môn có xuất hiện cục thịt thừa, được gọi là búi trĩ. Sau khi đại tiện xong thì búi trĩ lại tự thụt vào.

- Giai đoạn 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, khi đại tiện xong thì người bệnh phải dùng tay ấn búi trĩ thì nó mới vào trong được.

- Giai đoạn cuối: Lúc này, búi trĩ sẽ thường xuyên ở ngoài hậu môn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Khi búi trĩ ở ngoài như vậy sẽ rất dễ bị viêm nhiễm và hoại tử.

Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Đối với bệnh trĩ ngoại, búi trĩ ở bên rìa hậu môn, rất dễ phát hiện và điều trị sớm. Búi trĩ ngoại có màu đỏ sẫm, rất khó để bị chảy máu, người bệnh thường có cảm giác đau rát khi ngồi. Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại được biết đến như sau:

- Cấp độ nhẹ: Người bệnh thường có cảm giác hậu môn bị cộm, vướng. Sau một thời gian thì búi trĩ bị sưng to, xoắn lại gây cảm giác đau rát và bất tiện cho người bệnh.

- Cấp độ nặng: Với cấp độ bệnh trĩ này thì búi trĩ lớn và nằm ở ngay lỗ hậu môn, gây bất tiện cho việc đào thải các chất cặn bã (phân) ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bệnh tình sẽ nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Xem thêm: Tổng chi phí chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền (giá chi tiết 2019)

Cách điều trị biểu hiện của bệnh trĩ nhanh khỏi nhất

Điều trị bệnh trĩ bằng cách nào hiệu quả nhất là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ, tuy nhiên để biết được cách nào hiệu quả nhất thì còn phải tùy thuộc và từng biểu hiện bệnh trĩ và mức độ phát triển của bệnh.

Vì thế người bệnh không nên e ngại mà cần phải chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là các cách điều trị bệnh trĩ dựa vào biểu hiện của bệnh.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được áp dụng cho trĩ độ I và đa số là trĩ độ II.

  • Sử dụng một số loại thuốc bôi hoặc viên đặt, thuốc co mạch, thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc tăng cường tĩnh mạch… Các loại thuốc này cho hiệu quả nhanh, tuy nhiên chỉ điều trị triệu chứng chứ không có tác dụng chữa bệnh tận gốc. Sau 1 thời gian dùng, người bệnh có thể bị nhờn thuốc, đồng thời phải chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau quả, bột mì, ngũ cốc) và các chất làm mềm phân, uống thêm nước
  • Tránh rặn khi tống phân giúp hạn chế sự sa trĩ.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 phút. Dùng các thuốc đặt hậu môn, các thuốc tăng cường thành mạch.

2. Điều trị ngoại khoa

- Thắt dây chun là phương pháp tốt nhất cho trĩ nội độ I và II (không dùng cho trĩ ngoại). Bác sĩ sẽ báo trước cho bạn là khi trĩ rụng, từ ngày 6 đến ngày 10 có thể bị chảy máu nhẹ. Nếu bạn bị đau, bí tiểu và sốt thì cần đến khám lại để loại trừ một hội chứng nhiễm trùng của đáy chậu.

- Tiêm xơ chỉ định cho trĩ độ I và độ II, nhất là cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu. Thủ thuật tiêm xơ sẽ thực hiện bằng cách bơm 1-2 ml chất làm xơ, là phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate, tiêm bằng kim dưới lớp niêm mạc của búi trĩ.

- Quang đông hồng ngoại chỉ định cho trĩ độ I, II.

- Cắt trĩ bằng laser

Biện pháp này giúp điều trị bệnh trĩ mà không cần dùng tới dao mổ mà dùng chùm sáng của tia laser xác định chính xác và can thiệp vào búi trĩ. Hiện nay có rất nhiều cách sử dụng tia laser để tác động đến búi trĩ như:

  • Dùng laser CO2: tức là tác động chùm tia laser bằng dòng điện mạnh thông qua ống kính có chứa CO2 để hình thành chùm hẹp ánh sáng không màu, cắt nhỏ búi trĩ một cách nhẹ nhàng. Đồng thời làm bay hơi các búi trĩ có chứa hơi nước.
  • Dùng laser can thiệp trực tiếp là dùng chùm ánh sáng laser tác động trực tiếp để loại bỏ búi trĩ.
  • Dùng laser gián tiếp: tia laser không tác động trực tiếp đến búi trĩ mà sử dụng các tia laser có khả năng tác động xuyên thấu. Nhờ đó mà việc loại bỏ các búi trĩ cũng dễ dàng hơn.

- Phương pháp Longo

Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng máy khâu vòng và tiến hành cắt khoang niêm mạc ngay trên đường lược. Nhờ đó mà hạn chế được lượng máu lưu thông đến các đám rối tĩnh mạch và làm teo nhỏ búi trĩ.

Phương pháp này thường được dùng cho bệnh nhân bị bệnh trĩ độ 2 và 3 với khá nhiều ưu điểm. Đó là thời gian nằm viện ngắn, người bệnh chỉ cần ở bệnh viện khoảng 1 ngày là có thể được về. Bên cạnh đó do vị trí phẫu thuật có ít dây thần kinh cảm giác nên hạn chế được cảm giác đau đớn cho người bệnh.

- Phương pháp HCPT

Phương pháp này đang được nhiều nhà chuyên môn đánh giá khá cao về mức độ hiệu quả cũng như các ưu điểm mà nó mang lại như: độ chính xác cao, không chảy máu và nhanh phục hồi.

Nguyên tắc thực hiện của phương pháp này là sử dụng sóng cao tần tác động vào búi trĩ làm đông các tế bào và tạo thành nút thắt mạch máu. Sau đó sẽ dùng dao điện để cắt búi trĩ ngay trong ống hậu môn.

Lưu ý: Các can thiệp thủ thuật này cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa và tại các cơ sở uy tín.

Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Làm thế nào để trị khỏi hoàn toàn

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nên áp dụng

Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” thế nên mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ. Trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến ai cũng có thể mắc phải. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là làm cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
  • Uống nhiều nước: Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
  • Xem xét chất bổ sung chất xơ: Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ được khuyến cáo 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram mỗi ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel, giúp cải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ.
  • Không rặn mạnh khi đi cầu: vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu: Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Tập thể dục: Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
  • Tránh ngồi lâu: Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Biểu hiện bệnh trĩ để nhận biết sớm bệnh đã được giải đáp chi tiết trong bài viết ở trên hy vọng đã giúp mọi người có thêm những kiến thức tham khảo hữu ích. Nếu còn điều gì băn khoăn chưa rõ bạn hãy gọi ngay 0243 9656 999 để được các bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi ở Hà Nội tư vấn miễn phí.

PGS - TS Nguyễn Mạnh Nhâm

- Chuyên gia đầu ngành về Hậu môn trực tràng

- Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam

- Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức

- Nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Việt Đức

- Hội viên Hội phẫu thuật Đại trực tràng Hoa Kỳ và Hội phẫu thuật tiêu hóa Pháp

- Giám đốc trung tâm Hậu môn trực tràng - Bệnh viện Đa khoa Tràng An

Bác sĩ khám và điều trị các bệnh lý về Trĩ, áp xe – rò hậu môn, sa trực tràng, u – polyp hậu môn trực tràng, dị tật hậu môn trực tràng.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form