Người bị bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì (Chế độ khoa học)

September 13, 2019
Bệnh trĩ

Bị bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì để bệnh trĩ không tiến triển nặng và kết hợp điều trị bệnh trĩ nhanh khỏi là những câu hỏi nhiều người muốn biết. Chế độ ăn uống không khoa học và một số loại thực phẩm không phù hợp là một trong số các nguyên nhân gây bệnh trĩ. Vậy những loại thực phẩm nào tốt cho người bị trĩ thì hãy xem trong bài viết dưới đây.

Bị bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trĩ là căn bệnh phổ biến đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân gây nên như: táo bón, mang thai, ăn uống sinh hoạt không khoa học, tính chất công việc như thường xuyên đứng/ngồi nhiều...

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh. Vì thế mọi người không nên chủ quan mà cần phải điều chỉnh cải thiện tình trạng táo bón nguyên nhân chính gây bệnh trĩ.

Rau quả, thức ăn giàu chất xơ

- Ăn nhiều chất xơ hơn (rau cải, hoa quả), đặc biệt là các thực phẩm giúp nhuận tràng như: Rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau bina, khoai lang,… sẽ giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.

- Các thực phẩm có tính mát như: Củ sen, mướp đắng, thịt vịt, cà tím, dưa chuột, thanh long,… để giúp búi trĩ bớt sưng và giảm đau đớn cho người bệnh.

Thực phẩm giàu chất sắt

Trĩ mãn tính làm cho bệnh nhân dễ bị thiếu máu, vì vậy hãy bổ sung chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu sắt như gan gà hấp cua, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè đen, quả óc chó, mật ong, ruột già của lợn, dê,… Các thực phẩm này cũng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh được chứng táo bón ở người bệnh trĩ.

Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.

Thịt rùa bổ máu giúp những người bị trĩ đại tiện ra máu nhiều

Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.

Thực phẩm nhuận tràng

Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.

Khoai lang cũng là một loại thực phẩm nhuận tràng tốt cho người bị bệnh trĩ.

Măng: có nhiều vitamin, tác dụng nhuận tràng.

Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.

Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt...

Dầu olive và dầu hạt lanh

Trong mỗi bữa ăn, sử dụng dầu olive và dầu hạt lanh, (trong súp hoặc bất kỳ thực phẩm phù hợp). Cuối mỗi bữa ăn nên bổ sung dầu cá, đây là một trong các loại dầu quan trọng nhất nên được sử dụng thường xuyên.

Uống nhiều nước

Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân.

Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…

Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.

Nước trái cây cũng giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Nên uống ít nhất một ly nước trái cây mỗi ngày

Bên cạnh đó bệnh nhân bị trĩ nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.

Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.

Xem thêm: Cách nhét búi trĩ vào trong đơn giản, không đau, hiệu quả không ngờ

Bệnh trĩ không nên ăn gì?

Dưới đây là những loại thực phẩm người bị bệnh trĩ không nên ăn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm bệnh trĩ thêm tiến triển nặng:

- Thực phẩm cay nóng: Hạt tiêu, mù tạt, ớt… không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn khiến việc đại tiện trở nên “vất vả” vô cùng. Cùng với đó, những thực phẩm này còn có thể làm gia tăng hiện tượng chảy máu và ngứa hậu môn.

- Bị bệnh trĩ không nên ăn quá mặn: Khi nấu ăn, bạn nên tiết chế việc sử dụng muối vì loại gia vị này có khuynh hướng giữ nước lại cơ thể, khiến phân cứng, mạch máu và các tế bào tĩnh mạch hậu môn căng ra. Tương tự, hãy hạn chế việc sử dụng đồ đóng hộp, chế biến sẵn vì chúng cũng chứa rất nhiều muối.

- Hạn chế sử dụng mỡ động vật: Các món ăn chiên rán từ mỡ động vật là nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, nóng trong và góp phần khiến bệnh thêm trầm trọng.

- Người bệnh trĩ nên kiêng ăn thịt đỏ: Hàm lượng protein và chất béo quá dồi dào trong các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bê, thịt bò… cũng là một trong những lý do gây ra táo bón.

- Bị bệnh trĩ nên tránh xa đồ ngọt: Việc tiêu thụ quá nhiều bánh kẹo, đường sữa… sẽ làm tăng phản ứng hậu môn, gây táo bón và kích thích sự phát triển của búi trĩ.

- Đồ uống chứa chất kích thích: Cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia… là nguyên nhân khiến nội tạng tích nhiệt, gây mất nước, đồng thời cản trở sự lưu thông máu trở về tĩnh mạch, tổn thương niêm mạc hậu môn, từ đó khiến búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn.

Xem thêm: Búi trĩ sưng đau phải làm sao? (Cách giảm đau trĩ nhanh)

Những món ăn dễ làm tốt cho người bệnh trĩ

Ngoài những thực phẩm người bị bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì đã kể ở trên thì những món ăn dưới đây cũng có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mọi người có thể tham khảo áp dụng:

  • Mộc nhĩ đen 15g, táo đỏ 20 quả

Cách làm: Cho mộc nhĩ đen và táo đỏ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần. Dùng 7-10 ngày là một liệu trình.

  • Cách mướp hương

Mướp hương 100g, rau đay 100g, rau bát 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn 2-3 lần/tuần.

  • Đu đủ ương 150g, trực tràng lợn 100g

Làm sạch cắt khúc, gia vị gừng hành vừa đủ hầm ăn 2-3 lần/tuần.

  • Hoa hòe 30g, thịt lợn 100g

Cách làm: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, sau đó cùng hoa hòe cho vào nồi thêm nước, cho thêm gia vị nấu chín. Ngày ăn 1 lần. Dùng liền 1 tuần.

  • Cà tím hấp

Cà tím 100g, dầu ăn, gia vị vừa đủ

Cách làm: Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, thêm dầu và gia vị, cho vào bát, lớn chưng cách thủy đến chín. Ngày ăn 1 lần. Dùng liền 1 tuần.

  • Mè đen

Cách làm: mè đen sao vàng, tán nhỏ cho vào lọ mỗi lần dùng 20 - 30g pha với một chút đường uống 2-3 lần trong ngày. Dùng 7-10 ngày.

  • Cháo lươn

Lươn 1 - 2 con 100g làm sạch, gạo tẻ 100g, đậu xanh 100g, rau ngổ 30g, mùi tàu 50g, gia vị nấu cháo ăn ngày 1 lần. Ăn 3-5 ngày.

  • Chim cút hầm thuốc bắc

Chim cút 1 con, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, thăng ma 8g, sài hồ 10g, bạch truật 12g, trần bì 6g, cam thảo 4g, nếu có điều kiện thêm nhân sâm16g, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Chim cút làm sạch, các vị thuốc rửa sạch, ướp gà cùng gia vị sau đó cho khoảng 2 bát nước vào nồi, hầm cách thủy đến khi gà chín nhừ là ăn được. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng liền vài tuần.

  • Khoai lang

Người bị bệnh trĩ nên dùng khoai lang luộc, hấp để ăn hàng ngày, hoặc cũng có thể ăn khoai chấm với mật, vừng, nấu chè từ khoai, uống nước luộc khoai cũng rất tốt. Mỗi ngày nên ăn 1-2 củ.

Xem thêm: Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần cắt trĩ? (Chuyên gia giải đáp)

Mách bạn cách phòng ngừa bệnh trĩ dễ áp dụng tại nhà

Ngoài việc thực hiện ăn uống khoa học thì mọi người nên tham khảo áp dụng các cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà ở dưới đây:

Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ đều đặn

Thói quen đi vệ sinh mỗi ngày nhất là vào buổi sáng sớm  giúp bạn luyện tập phản xạ có điều kiện và không gây rối loạn nhu động ruột

Không nên nhịn đi vệ sinh quá lâu vì đây là một nguyên nhân cảnh báo bệnh trĩ đến gần

Từ bỏ thói quen dùng điện thoại hoặc dùng lực khi đi vệ sinh bởi đây là thói quen không tốt với người bệnh.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Vi khuẩn là một trong những yếu tố gây nên tình trạng bệnh trĩ sớm nhất là ở phụ nữ. Bởi cấu tạo của âm hộ và hậu môn gần kề, nếu bị tiết dịch mà không được vệ sinh sạch sẽ gây kích thích vùng da ở hậu môn gây nên bệnh trĩ.

Tập thể dục đều đặn

Những bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga cũng giúp tăng nhu động ruột và việc đi vệ sinh thuận tiện hơn.

Dùng thuốc ngăn ngừa táo bón

Với những bệnh nhân có cơ địa nóng thì rất hay gặp phải tình trạng táo bón thì nên uống những loại thuốc dùng để phòng bệnh.

Bạn có thể dễ dàng mua được những loại thuốc giúp nhuận tràng và mềm phân tại các hiệu thuốc hay siêu thị. Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết mình phù hợp với những loại thuốc nào.

Phụ nữ mang thai chịu khó vận động

Một trong những đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ đó là phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ này, phụ nữ thường ít hoạt động làm giảm dần các chức năng của đường ruột dẫn đến táo bón.

Nội dung trong bài viết chắc hẳn đã giúp mọi người biết được bị bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì tốt rồi đúng không. Nếu còn điều gì thắc mắc chưa rõ bạn hãy nhanh tay liên hệ ngay hotline 0243 9656 999 để được các bác sĩ chữa bệnh trĩ tư vấn miễn phí.

Xem thêm: Cách nhận biết bệnh trĩ: Phát hiện sớm, điều trị sớm (Chính xác nhất)

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì

bệnh trĩ kiêng ăn rau gì

bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào

bệnh trĩ ăn trái cây gì

thức ăn tốt cho người bệnh trĩ

bệnh trĩ có nên ăn rau muống không

bị trĩ nên uống thuốc gì

mổ trĩ xong nên ăn gì

thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

PGS - TS Nguyễn Mạnh Nhâm

- Chuyên gia đầu ngành về Hậu môn trực tràng

- Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam

- Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức

- Nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Việt Đức

- Hội viên Hội phẫu thuật Đại trực tràng Hoa Kỳ và Hội phẫu thuật tiêu hóa Pháp

- Giám đốc trung tâm Hậu môn trực tràng - Bệnh viện Đa khoa Tràng An

Bác sĩ khám và điều trị các bệnh lý về Trĩ, áp xe – rò hậu môn, sa trực tràng, u – polyp hậu môn trực tràng, dị tật hậu môn trực tràng.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form