Nguyên nhân bị trĩ chủ yếu do cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh gây nên. Trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng nguy hiểm phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được bệnh trĩ là gì. Vậy nguyên nhân bệnh trĩ và cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất thì hãy cùng theo dõi và tìm đáp án ngay trong bài viết dưới đây.
10 nguyên nhân bị trĩ phổ biến
Trĩ là căn bệnh khó nói, nhiều người e ngại và xấu hổ ngại đi khám chữa tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Điều này làm cho bệnh không khỏi mà còn tiến triển nặng hơn gây khó khăn và tốn kém cho việc điều trị.
Hiện nay số người mắc trĩ ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những nguyên nhân bị trĩ phổ biến là:
1. Táo bón, tiêu chảy – Nguyên nhân bị trĩ hàng đầu
Những người bị bệnh táo bón và tiêu chảy phải đi vệ sinh liên tục làm cho các tĩnh mạch, thành ruột bị tổn thương gây áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn. Những người mắc các bệnh liên quan đến đường ruột là nguyên nhân của bệnh trĩ chiếm đến 80%.
2. Cung cấp không đủ chất xơ trong bữa ăn
Những người ăn ít chất xơ nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Trong các bữa ăn cần cung cấp đủ rau xanh, hoa quả để bổ sung lượng chất xơ cần thiết. Các chất này giúp hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn, tránh tình trạng ăn ít chất xơ dẫn đến bệnh trĩ.
3. Uống nước ít
80% cơ thể là nước. Nước có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mỗi người mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước. Không đủ nước cung cấp cho cơ thể không những gây ra các bệnh về da mà còn gây ra các căn bệnh về tiêu hóa, sự co bóp của hậu môn yếu lâu dần hình thành nên bệnh trĩ .
4. Mang thai và sinh con cũng là nguyên nhân bị trĩ
Khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ trọng lượng thai nhi rất lớn sẽ dồn sức nặng xuống vùng xương chậu, vùng hậu môn, các tĩnh mạch trĩ bị chèn ép quá lớn gây ra bệnh trĩ.
Đến ngày sinh em bé, các bà mẹ phải dùng hết sức để đưa em bé ra ngoài làm cho các tĩnh mạch,mao mạch... ở vùng xương chậu, vùng hậu môn bị tác động một lực mạnh khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
5. Nguyên nhân bị trĩ - Căng thẳng
Khi bị căng thẳng, não sẽ sản sinh ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Chất đó làm bạn thấy mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, co giãn cơ vùng hậu môn bị giảm, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Xem thêm: Khám trĩ bao gồm những gì? Địa chỉ phòng khám trĩ tốt nhất Hà Nội
6. Lười vận động
Khi ngại vận động, cơ thể trở nặng nề, không hoạt bát. Các cơ trên toàn bộ cơ thể không được massage làm lượng máu lưu thông chậm. Các cơ quan không được bơm đủ máu liên tục dẫn đến không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém suy yếu lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.
7. Tuổi cao
Ở những người cao tuổi, hệ tiêu hóa kém, các cơ dọc theo ống hậu môn, cơ vòng dần bị suy giảm chức năng. Độ đàn hồi của cơ vòng kém khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn, gây nên hiện tượng táo bón ở người già và các bệnh về trĩ.
8. Đứng, ngồi quá lâu
Do tính chất công việc, nhiều người phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Điều đó gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ.
Những đối tượng thường gặp phải có thể kể đến như lái xe, công nhân may mặc, công nhân điện tử, những người chơi game thường xuyên, nhân viên văn phòng, giáo viên...
9. Làm việc nặng thường xuyên
Những người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, bị ho nhiều. Người thường xuyên làm việc nặng gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ suy yếu lâu dần là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
10. U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh
Như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân gây bệnh trĩ chứ không điều trị như bệnh lý.
Xem thêm: Khi nào cần phẫu thuật trĩ? Phẫu thuật cắt trĩ hết bao nhiêu tiền?
Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ
Có nhiều người không biết là mình bị mắc bệnh trĩ chủ quan không để ý tới sức khỏe cho đến khi cơ thể xảy ra các dấu hiệu như sa búi trĩ, chảy máu hậu môn thành tia hoặc nhỏ thành giọt mới lo lắng giật mình đi khám. Lúc đó, bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối.
Để phát hiện sớm và kịp thời chữa trĩ thì mọi người cần chú ý mình có mắc phải những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ dưới đây hay không:
- Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
- Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
- Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
- Sưng vùng quanh hậu môn
- Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)
Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:
- Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.
- Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể, ví dụ, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
Xem thêm: Nguyên nhân sau phẫu thuật trĩ đi ngoài ra máu? Cách khắc phục hiệu quả
Tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ
Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để lâu không chữa sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Những tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ mọi người chớ chủ quan bỏ qua:
- Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.
- Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
- Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.
- Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
Nguyên nhân bệnh trĩ và cách điều trị tốt nhất
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ tuy nhiên tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Vì thế ngay khi có dấu hiệu của trĩ người bệnh nên đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị, điều trị nhanh khỏi và ít tốn kém chi phí nhất.
1. Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y
Phương pháp nội khoa:
- Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ với chức năng kháng viêm và kháng sinh bao gồm: acetaminophen, aspirin (Asreiptin, Bayer) và ibuprofen ( Advil, Motrin).
- Nhóm thuốc điều trị bệnh trĩ dạng bôi: Thuốc bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate; thuốc chống viêm, giảm ngứa: Hydrocortisone 1%; thuốc sát trùng ngoài hậu môn: Phenylmercuric nitrate, Boric acid…
- Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ đặt hậu môn: Viên đạn trĩ Proctolog, thuốc đạn Avenoc, thuốc Neo Haelar, Witch Hazel.
Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại khoa:
- Thủ thuật: chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại, đốt điện với máy đốt hai cực, cắt cơ thắt trong, cột mạch trĩ qua siêu âm Doppler.
- Phẫu thuật cho người bệnh trĩ: cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH...).
2. Chữa bệnh trĩ bằng Đông y
Châm cứu, bấm huyệt:
Châm cứu bệnh trĩ thường dùng từ 5 tới 7 huyệt nằm trên đường Ðốc Mạch, Bách Hội và Bàng Quang. Khi châm cứu những huyệt này sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.
Bài thuốc nam:
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá lốt: lấy khoảng 1 nắm lá lốt, rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc. Đổ nước ra chậu xông chừng 15 phút. Khi nước đã nguội thì ngâm trực tiếp khoảng 10 - 15 phút nữa. Thực hiện như vậy từ 2 đến 3 tuần búi trĩ sẽ co lại và bé dần.
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ trầu không: rửa sạch lá trầu không rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau khi đợi nước ấm thì ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút, ngày làm 2 – 3 lần. Thực hiện đều đặn trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ đu đủ: Cắt một trái đu đủ xanh. Đợi đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ ra, buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên, để qua đêm. Thực hiện như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.
Xem thêm: [Mách bạn] Cách phòng bệnh trĩ đơn giản hiệu quả không tưởng
3. Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết, hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt. Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.
- Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng.
Cách phòng ngừa các nguyên nhân bị trĩ hiệu quả nhất
Nguyên nhân bị trĩ chủ yếu từ thói quen sinh hoạt, làm việc không khoa học cua người bệnh. Vì thế mọi người hoàn toàn có thể phòng ngừa, hạn chế các nguyên nhân gây trĩ bằng cách thay đổi và điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày, tuân thủ và áp dụng các cách dưới đây:
- Không nên nhịn khi bạn muốn đi vệ sinh: vì điều này khiến cho phân trở nên cứng và khô ở trong ruột. Tình trạng này kéo dài dẫn đến táo bón và việc đại tiện sẽ khó khăn hơn.
- Uống nhiều nước: Cơ thể con người có tới 70% nước, do đó nước đóng vai trò quan trọng. Bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày, điều này giúp tiêu hóa dễ dàng và phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, giúp phòng ngừa chứng táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Chất xơ thường có nhiều trong các thực phẩm như bông cải xanh, cà rốt, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt...
- Vệ sinh hậu môn thường xuyên: Hậu môn là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy việc vệ sinh hậu môn hằng ngày là đều vô cùng quan trọng. Mỗi lần đi vệ sinh bạn nên dùng nước rửa sạch, hoặc dùng vòi rửa cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
- Hạn chế việc ngồi quá lâu 1 chổ: Bạn nên thường xuyên đứng lên đi lại, vận động cho máu lưu thông qua vùng hậu môn. Bên cạnh đó nên tập luyện thể dục thể thao vừa nâng cao được sức khỏe vừa kích thích hoạt động của ruột từ đó giảm chứng táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về nguyên nhân bị trĩ được các chuyên gia, bác sĩ chữa bệnh trĩ chia sẻ hy vọng đã giúp mọi người có thêm những kiến tthức hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy liên hệ ngya hotline 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến nguyên nhân bị trĩ
bệnh trĩ ngoại
bệnh trĩ nội
bệnh trĩ là gì
dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ
hình ảnh bệnh trĩ
triệu chứng bệnh trĩ ngoại
cách chữa bệnh trĩ
cách chữa bệnh trĩ tại nhà