Thắt búi trĩ là phương pháp chữa trĩ phổ biến, đơn giản để điều trị bệnh trĩ chủ yếu cho người mắc trĩ nội cấp độ 1 và 2. Thắt búi trĩ có đau không, thắt búi trĩ bao nhiêu tiền và phương pháp thắt búi trĩ được thực hiện như thế nào thì hãy xem bài viết dưới đây.
Thắt búi trĩ là gì?
Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh trĩ, bệnh trĩ cấp độ nhẹ sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa và chỉ định thủ thuật phẫu thuật cho các trường hợp bệnh nặng. Thắt vòng cao su là là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả điều trị cao.
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là thủ thuật điều trị bệnh trĩ bằng cách sử dụng vòng cao su để thắt búi trĩ lại. Biện pháp này giúp ngăn chặn máu lưu thông đến nuôi các búi trĩ, tạo thành mô sẹo xơ cứng dính vào lớp dưới niêm mạc. Vì vậy, nó sẽ giúp cố định vùng hậu môn, hỗ trợ bảo vệ lớp đệm hậu môn.
Khi lồng vào chân búi trĩ một vòng cao su thì búi trĩ sẽ bị thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, thiếu máu nuôi dưỡng dẫn tới hoại tử vô trùng và sẽ rụng đi sau vài ngày thắt. Có thể thắt búi trĩ bằng sợi chỉ hoặc bằng vòng cao su (qua dụng cụ bắn vòng cao su vào chân búi trĩ). Đây là phương pháp triệt để, nhưng chỉ tốt với loại trĩ có cuống dài. Loại trĩ vòng quanh hậu môn rất khó thắt, khi thắt dễ có biến chứng đau, chảy máu.
Phương pháp thắt búi trĩ được chỉ định cho các bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 và độ 2 sau khi đã được điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả.
Chống chỉ định:
- Trĩ nội độ 3 lớn, độ 4, trĩ hỗn hợp, trĩ huyết khối, trĩ ngoại.
- Bệnh nhân có viêm nhiễm vùng hậu môn
- Bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn đông máu, bệnh toàn thân ở giai đoạn cấp, suy giảm miễn dịch.
- Búi trĩ không đủ mô để có thể kéo vào lòng dụng cụ thắt trĩ
Xem thêm: Cắt trĩ không đau an toàn hồi phục nhanh bằng phương pháp HCPT
Quy trình thực hiện phương pháp thắt búi trĩ?
Trước khi thực hiện thắt búi trĩ người bệnh nên tìm hiểu kỹ phương pháp. Thắt búi trĩ tuy là thủ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi cần phải có độ chính xác cao thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Dưới đây là quy trình thực hiện phương pháp thắt búi trĩ:
- Trong quá trình thực hiện thủ thuật không sử dụng thuốc tê, thuốc mê, thuốc an thần.
- Tư thế người bệnh nằm sấp hoặc nằm ngửa, nghiên bên phải hay trái theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.
- Đặt ống nội soi tiến hành thăm hậu môn, xác định lại và chẩn đoán các búi trĩ cần thắt.
- Lau sạch vùng ống hậu môn bằng thuốc bôi khử khuẩn Betadine, nếu có ít phân có thể đặt một miếng gạc đẩy về phía trực tràng và lấy ra sau khi xong thủ thuật.
- Đặt lại ống soi hậu môn và dụng cụ thắt trĩ vào, dùng kìm hoặc là máy hút để kéo búi trĩ vào ống hình trục, bật lẫy cho vòng cao su ông vào gốc búi trĩ. Có thể thắt 1 – 3 búi trĩ trong một lần điều trị.
- Thắt trên đường lược ít nhất 5mm để không gây đau đớn cho bệnh nhân.
- Các lần thắt vòng điều trị nên cách nhau ít nhất 3 tuần.
- Theo dõi tình trạng người bệnh, nếu phát hiện choáng cần tiến hành điều trị ngay.
- Cuối cùng kiểm tra và dặn dò bệnh nhân.
Xem thêm: [Chia sẻ] Cách điều trị bệnh trĩ khỏi hoàn toàn đơn giản mà hiệu quả
Phương pháp thắt búi trĩ có đau không?
Thắt búi trĩ có đau không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo chuyên gia, thủ thuật thắt búi trĩ bằng vòng cao su là cách cột búi trĩ chung với da quanh hậu môn nên sau khi tiến hành thường rất đau.
Những trường hợp bị ngứa hậu môn kèm theo các cơn đau kéo dài do co thắt gần đường lược hay thắt nhiều phần hậu môn và da nhạy cảm thì bệnh nhân phải đi cắt bỏ vòng cao su, tiến hành thắt lại ngay.
Tại những vị trí thắt búi trĩ thường để lại sẹo từ đó giữ cho các tĩnh mạch không bị phình tại ống hậu môn. Các thầy thuốc khi thắt sẽ hỏi tình trạng bệnh nhân có cảm thấy thun thắt quá chặt hay không? Nếu thấy đau nhiều, có thể sẽ tiêm thuốc gây tê ở các vị trí đã thắt.
Sau khi tiến hành thủ thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau và thấy đầy ở vùng bụng dưới, hoặc thỉnh thoảng có cảm giác mót đi tiêu.
Phương pháp thắt búi trĩ có khỏi bệnh không?
Thắt búi trĩ có hiệu quả không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, mức độ bệnh, tình trạng và cơ sở điều trị. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của phương pháp thắt búi trĩ mọi người nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định thực hiện.
Ưu điểm:
- Theo thống kê, có đến 80% người bệnh cải thiện bệnh sau khi thực hiện phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su
- Đây là phương pháp chữa bệnh ít tốn kém, mang lại hiệu quả điều trị tốt.
- Sử dụng tốt nhất và đạt hiệu quả cao đối với những trường hợp trĩ nội cấp độ 1 , 2.
- Bệnh ít tái phát lại khi điều trị bằng phương pháp này.
- Làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ, kéo dài thời gian hơn so với phương pháp chích hay quang đông bằng tia hồng ngoại.
Nhược điểm:
- Phương pháp này mang lại hiệu quả thấp đối với những trường hợp trĩ nặng và có kích thước lớn.
- Thắt búi trĩ khiến cho bệnh nhân phải chịu đựng nhiều cơn đau đớn và không được sử dụng các phương pháp giảm đau
- Vòng cao su chỉ kẹp được rất ít mô trĩ, búi trĩ nên có thể bị tụt
- Cần phải thắt đi thắt lại nhiều lần, không thể điều trị bệnh một cách triệt để
Cách chăm sóc sau khi thắt búi trĩ
Sau khi thắt búi trĩ người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng để nhanh hồi phục và tránh những biến chứng không mong muốn, mỗi bệnh nhân sẽ có những phản ứng khác nhau tùy thuộc cơ địa và tình trạng bệnh.
Một số trường hợp có thể khỏe lại và đi làm ngay, một số trường hợp cần được nghĩ ngơi tại giường 2 – 3 ngày. Thông thường, sau khoảng 1 tuần búi trĩ sẽ teo lại hoại tử, rụng và liền sẹo. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc sau khi thắt búi trĩ giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng:
- Sau khi thắt trĩ, bệnh nhân nên đứng dậy từ từ.
- Trong 48 – 72 tiếng đầu tiên sau khi phẫu thuật, nếu có cảm giác buồn rặn bệnh nhân phải ngồi ngâm hậu môn trong nước âm ngay lập tức
- Nếu bệnh nhân cảm thấy đau có thể sử dụng thuốc propoxyphen
- Sau khi tiến hành thủ thuật thắt vòng cao su, bệnh nhân không được cử động mạnh, nên đi lại nhẹ nhàng.
- Trong một tuần lễ đầu tiên nên kiêng tất cả các hoạt động nặng.
- Khoảng 1 tuần đầu, bệnh nhân cần ăn những loại thức ăn lỏng như cháo, súp để việc đi tiêu dễ dàng, tránh phải rặn nhiều. Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Sau khi tình trạng ổn định, bệnh nhân cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông được tốt hơn.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải đi tái khám đúng hẹn, nếu có bất thường nào xảy ra phải thông báo ngay với bác sĩ phụ trách điều trị.
Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp sau khi thắt búi trĩ
Không phải phương pháp hay thủ thuật nào cũng đều thành công, phương pháp thắt búi trĩ có thể gặp những rủi ro và biến chứng dưới đây:
+ Bệnh nhân có thể bị đau nhiều do không đáp ứng với những phương pháp giảm đau áp dụng sau khi thắt trĩ. Hoặc là có thể do thắt quá sát với những vùng chứa nhiều thụ thể cảm nhận được đau ở trong ống hậu môn, trường hợp này phải tháo dây thắt lại. Nếu làm đúng kỹ thuật, bệnh nhân sẽ không đau, có thể về sau 15 phút nghỉ ngơi.
+ Chảy máu hậu môn.
+ Bí tiểu.
+ Nhiễm trùng ở vùng chậu, vùng hậu môn, nếu để nặng có nguy cơ dẫn đến làm nhiễm trùng huyết.
+ Nhiễm khuẩn nặng: ba dấu hiệu là sốt cao, đau nhiều và bí tiểu: cho vào viện ngay, nhất là người bệnh suy giảm miễn dịch.
+ Bị tuột dây thun do đi ngoài sớm, cần phải thắt lại
+ Xuất hiện cục máu đông, khoảng 5% bệnh nhân, lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ cục máu đông.
+ Nứt búi trĩ dẫn đến nứt hậu môn, khoảng 1% trường hợp. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh, tiến hành giảm đau hoặc là phẫu thuật.
+ Bị chảy máu khi búi trĩ rụng
+ Tắc mạch trĩ
Trên đây là những nội dung chi tiết về phương pháp thắt búi trĩ được chuyên gia chia sẻ hy vọng đã giúp mọi người có thêm những kiến thức tham khảo hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến thắt búi trĩ
thắt búi trĩ bao nhiêu tiền
những triệu chứng sau thắt búi trĩ
tự thắt búi trĩ tại nhà
quy trình thắt búi trĩ
thắt trĩ bao lâu thì khỏi
hình ảnh thắt búi trĩ
thắt trĩ hết bao nhiêu tiền
giá thắt trĩ