Bị trĩ khi mang thai là bệnh lý phổ biến gây khó chịu, phiền toái và đau đớn cho người mắc trĩ. Bị trĩ khi mang bầu nguyên nhân do đâu, bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không và rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Nguyên nhân bị trĩ khi mang thai ở phụ nữ
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ bởi trọng lượng cơ thể ngày càng tăng sẽ gây áp lực xuống dưới. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và tâm trạng của mẹ bầu.
Những nguyên nhân bị trĩ khi mang thai cụ thể là:
- Tử cung của của phụ nữ mang thai phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
- Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
- Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
- Sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ. Lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng hơn 40% so với bình thường. Tất cả các chất lỏng này được thêm vào cơ thể, trong khi vẫn sẽ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ. Thông thường các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxy.
- Tăng cân quá nhiều khi mang thai
- Ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu trong một khoảng thời gian dài
Xem thêm: Cắt trĩ ở đâu an toàn bằng phương pháp hiện đại tốt nhất ở Hà Nội
Triệu chứng nhận biết bị trĩ khi mang thai
Phụ nữ mang thai có thể nhận biết bệnh trĩ bằng cách triệu chứng dưới đây để sớm có cách khắc phục:
– Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất.
– Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện có chảy máu. Lúc đầu người bệnh sau khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn; về sau các búi trĩ sa nhiều nằm ngoài hậu môn kể cả không đi đại tiện.
– Cảm giác đau do tắc mạch xuất hiện trong búi trĩ, có thể nứt hậu môn đi kèm. Trĩ tắc mạch nếu để lâu 3-5 ngày có thể dẫn tới hoại tử.
– Sự khó chịu ở vùng hậu môn, xuất tiết, ngứa.
– Thiếu máu do chảy máu rỉ rả theo thời gian.
– Trường hợp nặng, búi trĩ sa xuống và nằm thường trực ngoài ống hậu môn
Xem thêm: [Bác sĩ dặn] Mổ trĩ xong nên ăn gì kiêng gì để nhanh lành vết thương?
Mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Bị bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm gì tới em bé hay không là thắc mắc của nhiều thai phụ. Dưới đây là những nguy hiểm có thể mắc phải nếu phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ.
- Gây ung thư trực tràng
Bệnh trĩ nếu không được khám chữa kịp thời có thể gây nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ. Lâu dần,chúng sẽ kích thích các tế bào ác tính phát triển gây ra bệnh ung thư trực tràng. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn tới tử vong.
- Tắc nghẽn hoặc bội nhiễm búi trĩ
Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Khi bệnh đã chuyển nặng, các búi trĩ phát triển mạnh,có kích thước lớn, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể hình thành nên các cục máu đông làm tắc nghẽn ở búi trĩ khiến người bệnh đau đớn. Đồng thời,búi trĩ sẽ tiết dịch nhờn ẩm ướt đây là điều kiện tốt để vi khuẩn sinh sống,phát triển khiến nhiễm trùng hậu môn nặng, có thể bị một số bệnh như viêm hậu môn, ap xe hậu môn.
- Thiếu máu
Khi hình thành các búi trĩ, các đám rối tĩnh mạch có niêm mạc mỏng nên rất dễ bị chảy máu.Tình trạng này kéo dài mà không được khắc phục sớm sẽ gây thiếu máu trầm trọng,thai phụ thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, nguy hiểm hơn là có thể gây sinh non, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.
Xem thêm: Mang thai bị trĩ dùng thuốc gì để không ảnh hưởng em bé? (Lưu ý quan trọng)
Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không?
Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không, có an toàn khi sinh hay không? Mắc trĩ khi mang thai thì nên sinh thường hay sinh mổ tốt hơn điều này còn phải tùy thuộc vào tình trạng diễn tiến bệnh trĩ mắc phải.
Đối với những bà bầu bị trĩ nhẹ thì có thể đẻ thường, tuy nhiên việc đẻ thường ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ đẻ.
Bởi khi đẻ thường thì chắc chắn búi trĩ cũng sẽ thò xuống dài hơn hoặc vùng trĩ cũng sẽ tổn thương nặng hơn. Chính vì vậy, với những người bị trĩ mới sinh đẻ sẽ thường bị đau mỗi khi đi đại tiện.
Nếu bệnh ở giai đoạn nặng với các triệu chứng búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên đẻ mổ.
Sở dĩ bà bầu bị trĩ nặng không nên đẻ thường là vì khi đẻ thường bà bầu sẽ phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, từ đó búi trĩ nó sẽ tụt xuống làm cho bệnh càng ngày càng nặng thêm, rất nguy hiểm cho bà bầu.
Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai để không ảnh hưởng đến em bé
Chữa bệnh trĩ khi mang thai khó khăn hơn so với người bình thường, bởi mẹ bầu mắc trĩ không thể tùy tiện dùng thuốc hoặc phương pháp gì nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tránh ảnh hưởng trực tiếp tới em bé.
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của trĩ, phụ nữ mang thai nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị thích hợp. Ngoài ra mẹ bầu có thể áp dụng những cách khắc phục bệnh trĩ tại nhà an toàn dưới đây:
1. Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm
Nước ấm giúp giảm đau, rát và xoa dịu tâm lý căng thẳng cho bà bầu khi bị trĩ. Bạn có thể ngâm mình trong bồn chứa nước ấm 15-20 phút hoặc tắm dưới vòi hoa sen hai lần một ngày.
Áp dụng mẹo này hàng ngày sẽ giúp khu vực hậu môn được sạch sẽ và giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị bệnh. Sau khi tắm xong, hãy lau khô người bằng khăn mềm. Đừng mặc đồ trong khi hậu môn còn ẩm ướt bởi đây là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy dữ dội hơn.
2. Chườm đá lạnh giúp giảm sưng đau trĩ khi mang bầu
Một trong những biện pháp khắc phục chữa bệnh trĩ cho bà bầu tự nhiên, an toàn và dễ thực hiện nhất đó chính là sử dụng túi nước đá. Bạn có thể lấy một miếng sạch có chất liệu mềm mại và đặt vài viên đá vào đó, nhẹ nhàng áp lên khu vực bị ảnh hưởng.
Chườm nước đá rất hiệu quả trong việc giảm ngứa, đau và viêm. Bà bầu bị bệnh trĩ có thể áp dụng cách này hai đến ba lần một ngày để nhanh chóng cắt đứt cơn đau khó chịu.
3. Hãy năng động và tập thể dục thường xuyên
Chìa khóa để có một sức khỏe tốt chính là hoạt động và tập thể dục đều đặn, điều này cũng không ngoại lệ đối với phụ nữ mang thai. Một số bộ môn như đi bộ, tập yoga, bơi lội hay bài tập kegel có thể giúp cải thiện lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng, kích thích nhu động ruột, giảm táo bón. Qua đó, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.
Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ tập luyện hợp lý nhất khi mang thai. Việc tập thể dục quá sức sẽ gây phản tác dụng, thậm chí đe dọa sinh non, sảy thai.
4. Xông hơi lá diếp cá trị bệnh trĩ khi mang thai
Thành phần Quercetin và Isoquercetin có trong lá diếp cá được cho là có khả năng làm bền chắc tĩnh mạch hậu môn cho bà bầu bị trĩ. Ngoài ra, đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên của tinh dầu lá diếp cá sẽ giúp giảm sưng đau, thu nhỏ búi trĩ.
Cách sử dụng: Bạn lấy lá diếp cá tươi đem nấu nước, đổ ra một cái bô sạch và ngồi lên trên xông hậu môn. Khi nước nguội, vớt xác lá diếp cá đắp trực tiếp vào búi trĩ. Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
5. Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng dầu dừa
Dầu dừa cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và khá thân thiện với sức khỏe. Chính vì vậy, nó thường được dân gian sử dụng để khắc phục nhiều vấn đề chị em gặp phải trong thai kỳ, bao gồm cả bệnh trĩ.
Bạn có thể lấy một cục bông gòn thấm dầu dừa và bôi vào hậu môn 2-3 lần/ ngày. Tốt nhất nên thoa dầu dừa ngay sau khi đi cầu để giảm kích ứng cho khu vực ảnh hưởng.
6. Khắc phục bệnh trĩ khi mang bầu bằng nha đam tươi
Gọt bỏ vỏ nha đam và lấy gel của nó bôi lên búi trĩ 2 lần một ngày. Theo lý giải của nhiều người, trong nha đam có nhiều hoạt chất quý như bradykinase, anthraquinon và các vitamin A, B, C, E. Chúng có khả năng kháng viêm, giảm đau, kích thích tổn thương mau lành.
Ngoài ra, nhiều người còn nấu nha đam lấy nước uống để phòng chống táo bón, đẩy lùi bệnh trĩ từ bên trong. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều nha đam theo đường miệng có thể làm hạ đường huyết, gây co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ bị sảy thai cao. Để đảm bảo an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
7. Đẩy lùi bệnh trĩ khi bầu bí bằng một chế độ ăn uống khoa học
Những thứ chúng ta ăn hàng ngày cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ. Chính vì vậy, việc thay đổi chế độ ăn uống là điều cần thiết, không chỉ riêng đối với bà bầu bị bệnh trĩ mà với tất cả những đối tượng đang mắc căn bệnh này.
Liên quan đến vấn đề này bà bầu cần chú ý:
- Uống đủ nước: Uống tối thiểu 2 lít nước một ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa được táo bón và giảm thiểu sự khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
- Thêm chất xơ vào bữa ăn từ các nguồn thực phẩm như hạt chia, rau xanh, cà rốt, ngũ cốc các loại…
- Thường xuyên ăn các thực phẩm có tính nhuận tràng, giúp việc đi cầu được dễ dàng và không gây đau. Chúng bao gồm rau mồng tơi, rau đay, đu đủ, khoai lang, bắp…
- Sử dụng sữa chua và các loại thức uống bổ sung men vi sinh sẽ giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, qua đó giúp bà bầu kiểm soát được bệnh trĩ.
- Nếu bệnh trĩ gây chảy máu khi đi cầu, hãy cân nhắc thêm các thực phẩm chứa nhiều sắt vào thực đơn. Chất này được tìm thấy trong thịt gia cầm, thịt bò, gạo đỏ, đậu phụ, quả nam việt quất, cà chua.
Nội dung trong bài viết phần nào đã làm sáng tỏ vấn đề bị trĩ khi mang thai do đâu và cách khắc phục hiệu quả để không ảnh hưởng đến em bé. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp hãy gọi ngay 0243 9656 999 các chuyên gia bác sĩ chữa bệnh trĩ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.