Mang thai bị trĩ dùng thuốc gì để không ảnh hưởng em bé? (Lưu ý quan trọng)

August 29, 2019
Bệnh trĩ

Mang thai bị trĩ dùng thuốc gì để chữa trị hiệu quả mà không ảnh hưởng đến em bé, có nên dùng thuốc để chữa trị hay không? Bị trĩ khi mang thai là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bà bầu. Vậy chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng cách nào an toàn hiệu quả tốt nhất thì hãy xem bài viết dưới đây.

Biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu

Trĩ là căn bệnh phổ thông khó nói gây phiền toái và khổ sở cho người bệnh và thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Bà bầu thường bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do tử cung ngày càng mở rộng và gây áp lực lên các tĩnh mạch. Bệnh trĩ ở bà bầu là tình trạng các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị sưng.

Phụ nữ mang thai để nhận biết mình có bị bệnh trĩ hay không thì cần phải chú ý xem mình có mắc những triệu chứng dưới đây hay không:

  • Đi ngoài ra máu. Máu có thể nhỏ giọt hoặc chỉ đủ dính một vệt nhỏ vào giấy vệ sinh
  • Búi trĩ sưng to sẽ gây cảm giác nặng và căng tức ở hậu môn
  • Đau và nóng rát khi đi cầu
  • Xuất hiện búi trĩ có hình dáng như cục thịt thừa lòi ra khỏi hậu môn ( trĩ nội ) hoặc hình thành tại ngay các nếp gấp ở cửa hậu môn ( trĩ ngoại). Búi trĩ tự thụt lên sau khi đi cầu hoặc phải dùng tay đẩy lên.
  • Khu vực ảnh hưởng bị ngứa và ẩm ướt do chất dịch từ búi trĩ tiết ra
  • Trường hợp nặng, búi trĩ sa xuống và nằm thường trực ngoài ống hậu môn

Xem thêm: Bị lòi trĩ phải làm sao? Cách chữa đơn giản hiệu quả nhanh chóng

Nguyên nhân phụ nữ mang thai dễ mắc trĩ

Tại sao phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc trĩ hơn người bình thường. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể gây bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai:

  • Khi một người phụ nữ có thai, kích thước tử cung và lượng máu trong cơ thể họ đều tăng lên. Điều này có thể khiến các tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu một áp lực lớn khiến chúng bị sưng lên.
  • Táo bón kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị bệnh trĩ. Việc sử dụng các thuốc bổ sung sắt cùng với sự thay đổi hóc môn trong thai kỳ được đổ lỗi cho tình trạng này.
  • Cùng với đó, nhiều yếu tố khác có thể kết hợp gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai như: Lo lắng quá mức, ít vận động, chế độ ăn thiếu chất xơ, tăng cân quá mức…
  • Trường hợp từng bị trĩ trước đó, các triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn khi mang thai.
  • Quá trình rặn đẻ thường quá 20 phút làm cho các tĩnh mạch, mão mạch bị tác động một lực mạnh, làm bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

Phụ nữ mang thai bị trĩ có ảnh hưởng gì không?

Phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không? Mẹ bầu bị trĩ không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt mà còn có thể gây khó khăn trong quá trình sinh con.

- Khó khăn trong việc đi cầu, đau rát hậu môn, chảy máu. Chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu. Trong trường hợp thiếu máu nặng do chảy máu quá nhiều dẫn đến da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên, nhanh mệt.

- Tắc mạch do xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch, khiến các cơ vòng của hậu môn bị nghẹt, máu không thể bơm và lưu thông, bà bầu sẽ cảm thấy rất đau rát.

- Búi trĩ sa có thể gây nghẹt một phần hay toàn bộ chu vi hậu môn. Sa nghẹt gây đau đớn cho bà bầu và nếu không xử lý kịp thời sẽ gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử.

- Tổn thương trĩ dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho bà bầu, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.

- Nứt hậu môn khiến bà bầu đau đớn khi đi tiểu.

- Khi sinh em bé sẽ gặp nhiều đau đớn và khó khăn trong và sau khi sinh con.

Xem thêm: Bị trĩ khi mang thai do đâu và cách khắc phục để không ảnh hưởng thai nhi

Lưu ý mang thai bị trĩ dùng thuốc gì để không ảnh hưởng em bé

Mang thai bị trĩ dùng thuốc gì, mẹ bầu có nên dùng thuốc chữa trĩ khi mang thai hay không. Theo các chuyên gia bác sĩ chữa bệnh trĩ chi biết mẹ bầu không nên dùng thuốc để chữa bệnh trĩ trong thai kỳ, bởi đây là thời kỳ nhạy cảm việc dùng thuốc chữa trĩ có thể gây ảnh hưởng đến em bé.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có cách chữa phù hợp thì bà bầu cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc phòng khám để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn. Tại đây, bác sĩ sẽ tư vấn phụ nữ mang thai bị trĩ dùng thuốc gì để phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu chỉ bị bệnh ở mức độ nhẹ thì cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu thường là sử dụng thuốc bôi trĩ.

Khi sử dụng thuốc bôi trĩ các mẹ bầu nên chú ý những điều dưới đây:

  • Thuốc bôi trĩ cho bà bầu thường được chỉ định sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định
  • Thuốc bôi trĩ cho bà bầu chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chứ không điều trị triệt để bệnh
  • Bà bầu không tự ý mua thuốc bôi trĩ về dùng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng đúng loại, đúng liều lượng và thời gian cho phép
  • Một số loại thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ như làm mỏng da

Xem thêm: [Bác sĩ dặn] Mổ trĩ xong nên ăn gì kiêng gì để nhanh lành vết thương?

Cách khắc phục bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả cho mẹ bầu

Làm thế nào để khắc phục và giảm triệu chứng do trĩ gây ra ở phụ nữ mang thai hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những cách làm giảm bớt và khắc phục bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai hiệu quả nhất nên áp dụng thực hiện.

– Tránh bị táo bón.

– Có một loạt các loại kem có thể giúp giảm thiểu ứ máu. Nhưng bạn cần nói chuyện với dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào trong khi mang thai.

– Ngoài ra, có các loại kem giúp bôi trơn tại hậu môn sẽ giúp thải phân dễ dàng hơn.

– Bạn có thể uống một chút thuốc nhuận tràng. Nó giúp làm mềm phân và giúp điều hòa tần suất chuyển động trong ruột.

– Bạn cũng có thể mua miếng tẩm thuốc được ngâm tẩm với kem hoặc thuốc nước.

– Một số loại kem và thuốc mỡ có chứa thuốc gây mê hoặc gây tê cục bộ, rất hiệu quả để giảm đau.

– Chườm lạnh hay lau rửa và tắm nước mát cũng sẽ có hiệu quả.

– Gói chườm đá cũng rất hữu ích, nhưng không nên dùng trong thời gian dài. Hãy đảm bảo đá lạnh được bọc gói với một miếng vải mềm được vệ sinh sạch sẽ.

– Bi-cacbonat có trong soda được hòa tan trong một bồn tắm nước ấm cũng có thể giúp ích cho bạn

– Tránh nâng vật nặng. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu.

– Việc giữ vùng hậu môn rất sạch sẽ là rất quan trọng. Sau khi đi tiêu hãy đảm bảo bạn đã làm sạch mình rất kỹ bằng giấy vệ sinh mềm và khăn lau. Bạn có thể  dùng giấy ướt, vòi sen hoặc một miếng vải mềm để cảm thấy thoải mái hơn.

– Đừng ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối/natri dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông.

– Tránh ăn thức ăn quá nhiều gia vị. Nó có thể dẫn đến việc bị đau hơn nữa khi đi vệ sinh.

– Tránh làm trầy xước da nếu bạn bị ngứa. Điều này có thể làm hỏng thành tĩnh mạch và suy chúng yếu thêm.

– Hãy tập luyện Kegels chăm chỉ. Chúng giúp bạn duy trì sức mạnh sàn chậu và sức khỏe, đảm bảo là tất cả mọi thứ trong cơ thể bạn có được sức mạnh vốn có của nó.

– Ngủ nghiêng hẳn về một bên mà không phải là nằm ngửa hoặc sấp. Nghiêng trái là vị trí tốt nhất để giảm bớt ứ máu tại vùng chậu / hậu môn.

– Tập thể dục thường xuyên. Đơn giản là đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa.

– Tránh tăng cân quá nhiều. Việc tăng cân lành mạnh nhất trong thai kỳ là ở trong khoảng 10-12 kg, nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến hàng loạt các biến chứng khác.

– Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian quá dài vì sẽ gây tụ máu trong khu vực xương cùng.

Xem thêm: Cắt trĩ ở đâu an toàn bằng phương pháp hiện đại tốt nhất ở Hà Nội

Cách điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai an toàn tại nhà

Dưới đây là những biện pháp làm giảm bớt và điều trị bệnh trĩ an toàn ngay tại nhà cho mẹ bầu:

1. Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm

Nước ấm giúp giảm đau, rát và xoa dịu tâm lý căng thẳng cho bà bầu khi bị trĩ. Bạn có thể ngâm mình trong bồn chứa nước ấm 15-20 phút hoặc tắm dưới vòi hoa sen hai lần một ngày.

Áp dụng mẹo này hàng ngày sẽ giúp khu vực hậu môn được sạch sẽ và giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị bệnh. Sau khi tắm xong, hãy lau khô người bằng khăn mềm. Đừng mặc đồ trong khi hậu môn còn ẩm ướt bởi đây là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy dữ dội hơn.

2. Chườm đá lạnh giúp giảm sưng đau trĩ khi mang bầu

Một trong những biện pháp khắc phục chữa bệnh trĩ cho bà bầu tự nhiên, an toàn và dễ thực hiện nhất đó chính là sử dụng túi nước đá. Bạn có thể lấy một miếng sạch có chất liệu mềm mại và đặt vài viên đá vào đó, nhẹ nhàng áp lên khu vực bị ảnh hưởng.

Chườm nước đá rất hiệu quả trong việc giảm ngứa, đau và viêm. Bà bầu bị bệnh trĩ có thể áp dụng cách này hai đến ba lần một ngày để nhanh chóng cắt đứt cơn đau khó chịu.

3. Hãy năng động và tập thể dục thường xuyên

Chìa khóa để có một sức khỏe tốt chính là hoạt động và tập thể dục đều đặn, điều này cũng không ngoại lệ đối với phụ nữ mang thai. Một số bộ môn như đi bộ, tập yoga, bơi lội hay bài tập kegel có thể giúp cải thiện lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng, kích thích nhu động ruột, giảm táo bón. Qua đó, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.

Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ tập luyện hợp lý nhất khi mang thai. Việc tập thể dục quá sức sẽ gây phản tác dụng, thậm chí đe dọa sinh non, sảy thai.

4. Xông hơi lá diếp cá trị bệnh trĩ khi mang thai

Thành phần Quercetin và Isoquercetin có trong lá diếp cá được cho là có khả năng làm bền chắc tĩnh mạch hậu môn cho bà bầu bị trĩ. Ngoài ra, đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên của tinh dầu lá diếp cá sẽ giúp giảm sưng đau, thu nhỏ búi trĩ.

Cách sử dụng: Bạn lấy lá diếp cá tươi đem nấu nước, đổ ra một cái bô sạch và ngồi lên trên xông hậu môn. Khi nước nguội, vớt xác lá diếp cá đắp trực tiếp vào búi trĩ. Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

5. Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng dầu dừa

Dầu dừa cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và khá thân thiện với sức khỏe. Chính vì vậy, nó thường được dân gian sử dụng để khắc phục nhiều vấn đề chị em gặp phải trong thai kỳ, bao gồm cả bệnh trĩ.

Bạn có thể lấy một cục bông gòn thấm dầu dừa và bôi vào hậu môn 2-3 lần/ ngày. Tốt nhất nên thoa dầu dừa ngay sau khi đi cầu để giảm kích ứng cho khu vực ảnh hưởng.

6. Khắc phục bệnh trĩ khi mang bầu bằng nha đam tươi

Gọt bỏ vỏ nha đam và lấy gel của nó bôi lên búi trĩ 2 lần một ngày. Theo lý giải của nhiều người, trong nha đam có nhiều hoạt chất quý như bradykinase, anthraquinon và các vitamin A, B, C, E. Chúng có khả năng kháng viêm, giảm đau, kích thích tổn thương mau lành.

Ngoài ra, nhiều người còn nấu nha đam lấy nước uống để phòng chống táo bón, đẩy lùi bệnh trĩ từ bên trong. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều nha đam theo đường miệng có thể làm hạ đường huyết, gây co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ bị sảy thai cao. Để đảm bảo an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Trên đây là những thông tin về vấn đề mang thai bị trĩ dùng thuốc gì để không ảnh hưởng đến em bé được chuyên gia bác sĩ chữa bệnh trĩ chia sẻ và giải đáp. Nếu còn điều gì chưa rõ bạn hãy gọi ngay hotline 0243 9656 999 để dược giải đáp chi tiết nhất.

TS Trịnh Tùng

Quá trình công tác:

- Năm 1997-2003: Phẫu thuật viên, Trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội.

- 2003-2011: Phó giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (phụ trách chuyên môn)

- Năm 2011- nay: Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham gia khám, điều trị, phẫu thuật tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vân chuyên môn (phẫu thuật) của bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Sở trường chuyên môn:

- Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa

- Điều trị và phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có gần 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh hậu môn – trực tràng. Với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sỹ luôn được người bệnh tin tưởng, tín nhiệm.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form