Sự thật là bất kỳ phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro và biến chứng sau mổ trĩ, phẫu thuật cắt trĩ cũng không ngoại lệ. Bệnh trĩ là bệnh lý về hậu môn rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ được rất nhiều bệnh nhân chọn lựa với hy vọng nhanh chóng khỏi.
Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo nên cân nhắc chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không hiệu quả vì rất có nhiều biến chứng sau mổ trĩ.
Có nhiều bệnh nhân khi mới bị bệnh trĩ rất chủ quan không chữa trị, để lâu bệnh nặng dần hoặc xuất hiện biến chứng tắc mạch, hoại tử nên bắt buộc phải phẫu thuật.
Bên cạnh đó cũng có không ít người bệnh do đau đớn dữ dội, không chịu nổi nên chỉ muốn phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ ngay để nhanh khỏi nhất và lầm tưởng rằng khi cắt bỏ rồi sẽ không bị tái phát nữa.
Phẫu thuật cắt trĩ là gì?
Phẫu thuật cắt trĩ là gì? Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau như dùng thuốc Tây, thuốc Nam hoặc các biện pháp dân gian, phẫu thuật,… Trong đó, phẫu thuật cắt trĩ chính là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất. Bởi giải pháp này giúp loại bỏ búi trĩ và giảm nhanh triệu chứng đau nhức do bệnh gây nên.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng biện pháp điều trị này. Vì đi kèm với lợi ích nhận được, phẫu thuật cũng luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng và hệ lụy không mong muốn. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ nên mỗ trĩ khi được bác sĩ chỉ định.
Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ được thực hiện phẫu thuật cắt trĩ khi bệnh đã chuyển sang mức độ nặng (trĩ ở cấp độ 3 và 4) mà các biện pháp điều trị khác không mang lại kết quả trị liệu. Bên cạnh đó, mổ trĩ được yêu cầu trong trường bệnh trĩ gây biến chứng tắc mạch.
Một số phương pháp phẫu thuật trĩ thường được dùng hiện nay như:
- Phương pháp khâu treo trĩ bằng tay
- Phương pháp Longo
- Cắt trĩ bằng Laser
- Phương pháp HCPT
- Phương pháp PPH
Xem thêm: Trĩ ngoại tắc mạch là bị làm sao? Cách điều trị trĩ ngoại tắc mạch
11 biến chứng sau mổ trĩ không thể bỏ qua
11 biến chứng sau mổ trĩ không thể bỏ qua là những biến chứng nào? Dưới đây là các triệu chứng sau khi tiến hành cắt mổ trĩ, bệnh nhân nên biết để cân nhắc trong việc điều trị bệnh tốt hơn.
1. Đau
Bệnh nhân thường thấy đau sau mổ vài giờ do thuốc tế mất tác dụng. Bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau sau mổ vài ngày, nếu đau nhiều có thể được dùng thêm thuốc ngủ.
2. Chảy máu nhiều
Có những trường hợp do cầm máu không tốt lúc mổ nên chảy máu nhiều sau phẫu thuật. Máu chảy nhiều làm băng ướt đẫm hoặc chảy vào trong lòng ruột, nằm ở đó rồi vài ba ngày sau mới tống ra được. Trường hợp không cầm máu được, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lại để cầm máu.
3. Bí tiểu, nhiễm trùng tiểu
Với người già, trước khi mổ phải đánh giá tình trạng tiền liệt tuyến để tiên liệu trước tình trạng bí tiểu. Sau nhiều giờ nếu không tự tiểu được phải tiến hành thông tiểu. Do ống thông tiểu phải lưu trong niệu đạo vài ngày nên có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
4. Nhiễm trùng tại chỗ
Vì vùng mổ nằm cạnh hậu môn nên dễ nhiễm khuẩn sau mỗi lần đi tiêu mà gây nhiễm trùng, sưng đỏ, mưng mủ. Để tránh nhiễm trùng sau mổ người bệnh cần lưu ý giữ vệ sinh sau khi đi tiêu bằng cách nên rửa hậu môn bằng nước sau đại tiện, vừa sạch vừa đỡ đau thay vì chùi bằng khăn, bằng giấy.
5. Da thừa phù nề sau mổ trĩ
Trường hợp trĩ sa nhiều, nhiều khi khó xác định cắt thế nào cho hết nên sau mổ có thể có những mảnh da thừa nhỏ, không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt
6. Sa niêm mạc
Khi trĩ sa nhiều, nếu lấy không hết các búi trĩ, có thể để lại những mảnh niêm mạc nằm ngoài ống hậu môn
Xem thêm: Mổ trĩ bao lâu hết đau? Phương pháp mổ trĩ không đau nhanh lành
7. Lộ niêm mạc
Do khi mổ kéo niêm mạc từ trong lòng ống hậu môn xuống khâu với da. Lộ niêm mạc gây cho bệnh nhân nhiều khó chịu, đũng quần luôn ướt. Đây là biến chứng của phẫu thuật cắt khoanh da – niêm ống hậu môn.
8. Hẹp hậu môn
Sau khi cắt trĩ xong, búi trĩ được loại bỏ và hình thành ở hậu môn vết sẹo làm ống hậu môn co hẹp lại khiến đại tiện khó khăn. Lúc này người bệnh cần tiến hành nong ống hậu môn mỗi ngày 2-3 lần trong nhiều tháng. Bạn có thể tự nong hậu môn tại nhà bằng củ cà rốt gọt tròn, kích thước tăng dần. Hẹp hậu môn, nếu xảy ra, sẽ có khuynh hướng càng ngày càng hẹp.
9. Nứt hậu môn, rò hậu môn, nang thượng mô, polyp giả
Có thể xuất hiện sau cắt trĩ, do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan kẻo ảnh hưởng đến tính mạng.
10. Tái phát trĩ
Là một biến chứng sau mổ trĩ rất thường gặp. Tái phát trĩ xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tỉ lệ tái phát phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh công việc, sinh hoạt của người bệnh.
11. Đại tiện đi ngoài mất tự chủ
Bệnh nhân có thể bị són phân trong vài ngày đầu sau mổ do nong hậu môn quá đột ngột và quá mạnh. Mất tự chủ một phần có thể kéo dài, do những tác động thô bạo làm đứt một phần cơ thắt. Phẫu thuật điều trị thương tổn này rất khó khăn và phức tạp.
Những biến chứng sau mổ trĩ nêu trên rất đáng ngại. Vì vậy, nếu mới bị bệnh trĩ bạn có thể liên hệ với phòng khám của tôi để được tư vấn và điều trị sớm bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả cao. Đồng thời, bạn cũng phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bệnh trĩ không còn tái phát.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh trĩ và những biến chứng sau mổ trĩ. Hy vọng đây là bài viết bổ ích giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này để bảo vệ bản thân và gia đình thật tốt. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Xem thêm: Người bị trĩ nên làm gì và không nên làm gì? (Lời khuyên từ bác sĩ)
Giải pháp hạn chế tình trạng xảy ra biến chứng sau mổ trĩ
Giải pháp hạn chế tình trạng xảy ra biến chứng sau mổ trĩ là giải pháp nào? Một trong những nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật bệnh trĩ là bác sĩ không nên tạo vết mổ quá to để tránh làm tổn thương đến các mô cơ xung quanh. Đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.
Để hạn chế những biến chứng chảy máu sau mổ, bí tiểu sau mổ, sau mổ trĩ đi cầu không được… sau khi phẫu thuật cắt bỏ trĩ, người bệnh nên lưu ý những biện pháp phòng tránh sau đây:
1. Phòng tránh chứng táo bón
Một trong những nguyên nhân gây chảy máu sau mổ là do chứng táo bón gây nên. Do đó, sau khi mổ, người bệnh nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để giảm thiểu tối đa tình trạng táo bón.
Tốt nhất, bệnh nhân nên uống nhiều nước, khoảng 2 – 2,5 lít nước. Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây. Hạn chế ăn thịt đỏ hoặc các loại đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích hay chất béo như rượu bia, thức ăn nhanh,…
2. Tránh tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn
Sau khi phẫu thuật để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn, bệnh nhân nên vệ sinh sạch sẽ khu vực này sau khi đi tiêu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp như ngâm hoặc xông mông trong nước ấm. Cách làm này không những giúp giảm viêm mà còn hỗ trợ giảm đau nhức sau phẫu thuật trĩ.
Ở một số đối tượng cắt trĩ nội hoặc ngoại, có thể xoa bóp vùng xung quanh khu vực hậu môn để bộ phận này nhanh chóng phục hồi chức năng, làm giảm triệu chứng hẹp hậu môn.
3. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định
Sau khi phẫu thuật trĩ, để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không bỏ liều. Bên cạnh đó, nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ giúp theo dõi và đánh giá kết quả phẫu thuật. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nếu vết mổ gây biến chứng.
4. Vận động nhẹ nhàng
Người bệnh không nên làm việc nặng sau khi mổ trĩ. Tốt nhất, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng. Bởi việc thực hiện các hoạt động mạnh thường gây ảnh hưởng đến vết mổ khiến bệnh lâu lành.
Biến chứng sau mổ trĩ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kéo dài thời gian bình phục bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng, bởi chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được các di chứng này.
Điều quan trọng là trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp phẫu thuật nào, bệnh nhân nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ điều trị. Có như vậy, việc điều trị bệnh mới mang lại kết quả tốt.
Xem thêm: [Giải đáp] Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT có hiệu quả như lời đồn?
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật trĩ đi ngoài ra máu
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật trĩ đi ngoài ra máu. Chăm sóc sau mổ trĩ là một trong những giai đoạn rất cần thiết và quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng đến kết quả của quá trình điều trị.
Nhiều người thường mắc phải sai lầm và coi nhẹ giai đoạn này, nên khiến cho bệnh tái phát ngày một nặng hơn. Vậy để hỗ trợ tốt cho quá trình chữa bệnh trĩ, chúng ta nên chăm sóc sau khi mổ trĩ như thế nào?
Đầu tiên, người bệnh cần phải tiến hành tái khám lại nhanh chóng khi có biểu hiện lạ
Do trong quá trình phẫu thuật có sử dụng các loại thuốc gây mê để giảm đau cho bệnh nhân. Mặc dù là một biện pháp được áp dụng khá rộng rãi hiện nay.
Nhưng sau khi thực hiện ca phẫu thuật cắt trĩ, nếu cơ thể bạn có những biểu hiện lạ dưới đây, thì cần phải tiến hành tái khám ngay lập tức:
- Xuất hiện máu đỏ cục
Vào những ngày đầu tiên sau khi trải qua ca phẫu thuật cắt trĩ. Những vết thương ở vùng hậu môn sẽ xuất hiện dịch màu hồng.
Nếu như vết thương xuất hiện tình trạng ra máu cục, bệnh nhân nên sơ cứu bằng cách tẩm oxy già vào vết thương. Sau khi sơ cứu xong, thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để khám và theo dõi.
- Đại tiện bất thường
Một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong, thì có những hiện tượng đại tiện lắc nhắc nhiều lần.
Trong quá trình đại tiện còn kèm theo cái cảm giác đau và nặng ở vùng hậu môn. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Ra dịch kéo dài
Tình trạng chảy dịch ở vết thương là một trong những hiện tượng rất thường thấy sau ca phẫu thuật. Nhưng hiện tượng này sẽ bắt đầu chấm dứt sau 8 tuần thực hiện ca phẫu thuật.
Tuy nhiên, nếu qua 8 tuần mà bệnh nhân vẫn thấy vết thương bị rỉ dịch. Thì bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để tái khám. Vì rất có thể tình trạng này xảy ra do vết thương bị nhiễm trùng.
Thứ hai, lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ
Không phải cứ phẫu thuật cắt trĩ xong là bạn có thể an tâm hoàn toàn vì bệnh đã được điều trị dứt điểm. Mà kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn chăm sóc sau mổ trĩ.
Dưới đây là những điều bạn nên áp dụng trong quá trình chăm sóc:
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn
Vệ sinh vùng hậu môn sau khi phẫu thuật cắt trĩ, được xem là một trong những bước quan trọng. Việc vệ sinh thường xuyên này không chỉ hỗ trợ rất tốt cho kết quả của quá trình điều trị.
Mà nó còn hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra. Để vệ sinh vùng hậu môn một cách hiệu quả và đúng nhất, bạn cần.
Chuẩn bị:
- 1 chiếc chậu rộng vừa đủ để ngồi.
- 1 chiếc khăn xô
- Băng vệ sinh phụ nữ.
- Thuốc Bethadin 10%
Thực hiện:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết cho quá trình vệ sinh hậu môn. Trước tiên, sau khi đại tiện xong, bạn không được vệ sinh bằng giấy, mà phải dùng vòi sen để xịt rửa vùng hậu môn.
Sau đó, bạn tiến hành nấu một lượng nước ấm vừa đủ để vệ sinh vùng hậu môn. Bạn đổ lượng nước ấm này ra chiếc chậu đã chuẩn bị sẵn.
Sau đó bạn tiến hành pha thêm thuốc Bethadin 10% vào chậu nước ấm này và khuấy đều. Bạn khuấy cho đến khi thấy hỗn hợp này hòa quyện lại với nhau tạo thành một màu giống màu nước chè tươi thì đạt hiệu quả.
Sau đó, bạn ngồi hẳn vào bên trong chậu thuốc này, đồng thời kết hợp tay để rửa sạch vùng hậu môn. Sau khi đã vệ sinh vùng hậu môn xong khoảng 10 phút, thì bạn dùng khăn xô để thấm khô.
Để quá trình mặc quần áo không bị ảnh hưởng đến vết thương sau mổ. Bạn cần đặt băng vệ sinh vào để bảo vệ. Sau đó mặc quần áo vào như bình thường.
Để đem lại hiệu quả tốt cho quá trình phẫu thuật, bạn nên thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn nếu thấy ướt, hôi, bẩn.
Bởi cách này không chỉ giúp cho vết thương được làm lạnh một cách nhanh chóng. Mà nó còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chữa lành vết thương sau mổ. Trong khi đó nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ đó chính là táo bón.
Táo bón được hình thành do thói quen ăn uống kém khoa học của con người. Vì vậy để bệnh không tái phát và làm lành vết thương nhanh chóng, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày.
Hãy cố gắng nạp vào cơ thể những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau, hoa quả,… Đặc biệt phải cung cấp cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
- Vận động nhẹ nhàng
Để vết thương được lành hẳn và không bị rách ra, thì trong sinh hoạt hàng ngày bạn nên hạn chế những vận động mạnh. Bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ để tránh gây áp lực lên vùng hậu môn.
- Tái khám định kỳ
Để có thể theo dõi và phát hiện kịp thời những biến chứng có thể xảy ra sau quá trình mổ trĩ. Bạn nên tiến hành tái khám định kỳ theo đúng quy định của bác sĩ. Để họ có thể theo dõi, kiểm tra và đánh giá được mức độ tiến triển sau ca phẫu thuật.
Sau mổ trĩ không đi cầu được cần tránh những điều gì?
Sau mổ trĩ không đi cầu được cần tránh những điều gì? Mổ trĩ xong nên ăn gì là câu hỏi khiến nhiều các bệnh nhân sau phẫu thuật thắc mắc. Để không gây đau đớn, vết thương nhanh lành, không tái phát, bạn cần xây dựng cho mình một thực đơn khoa học với các loại thực phẩm lành mạnh.
1. Nên ăn thực phẩm gì?
- Thức ăn dạng lỏng
Những ngày đầu sau phẫu thuật, để vết thương nhanh lành, hạn chế biến chứng xảy ra người bệnh nên sử dụng các loại thực ăn dạng lỏng như súp, cháo, canh…
- Nghệ tươi hoặc bột nghệ
Nghệ tươi có tác dụng chữa lành vết thương vì vậy, sau khi phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, bạn nên tích cực ăn nghệ với các món ăn chế biến từ nguyên liệu này.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể lấy nghệ tươi giã nát, sau đó vắt lấy nước và xoa lên vùng cắt trĩ để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng.
- Chất xơ
Vết thương sau phẫu thuật nhanh lành hay còn phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn thực phẩm trị bệnh trĩ tốt.
Chất xơ rất tốt cho sức khỏe, nó không chỉ có tác dụng phòng ngừa bệnh tật mà còn phòng ngừa viêm nhiễm, kháng khuẩn sau mổ trĩ khá hiệu quả.
Vì vậy, bệnh nhân trĩ nên bổ sung chất xơ cho cơ thể trong một số loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau súp lơ, rau cải hay có thể chữa bệnh trị bằng diếp cá, đu đủ, khoai lang…
- Uống nhiều nước
Thực phẩm dành cho người mới mổ trĩ không thể không nhắc tới chính là nước. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người.
Khi mổ trĩ, cơ thể chúng ta càng cần nước. Vì vậy, hãy uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày vừa giúp thanh lọc cơ thể, vừa khiến việc đại tiện dễ dàng hơn.
- Hoa chuối
Trong hoa chuối có chất ethanol giúp ngăn ngừa và chống nhiễm trùng hiệu quả. Việc chế biến hoa chuối thành các món ăn khác nhau và sử dụng sau cắt trĩ sẽ khiến vết thương mau lành.
2. Vậy, những thực phẩm nào nên kiêng?
Bên cạnh việc tìm hiểu các thực phẩm dành cho người mới mổ trĩ, bệnh nhân cũng cần có cho mình chế độ ăn kiêng phù hợp để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
- Thực phẩm giàu chất béo
Đồ ăn chiên, rán sử dụng quá nhiều dầu mỡ, nhất là dầu mỡ động vật chính là thủ phạm gây ra chứng khó tiêu, táo bón. Điều này ảnh hưởng xấu đến vết thương sau phẫu thuật.
- Thực phẩm cay nóng
Những loại thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, sa tế, mù tạt... sẽ làm tăng ngu cơ gây táo bón, đau rát khi đại tiện. Bên cạnh đó, nó còn khiến cho thời gian phục hồi vết thương kéo dài.
- Thực phẩm tái, sống
Thực phẩm sống, tái rất dễ gây ra các bệnh đường ruột và rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng vết mổ. Hạn chế ăn thực phẩm này là cách để bạn tránh xa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
- Chất kích thích
Trong rượu, bia thường có chứa cồn, nó làm tăng nguy cơ giãn cơ mạch, chảy máu vết thương kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là 11 biến chứng sau mổ trĩ an toàn bệnh nhân nên tham khảo. Cùng với đó là những cách chăm sóc sau mổ trĩ bạn cần biết để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Mong rằng bạn có thể áp dụng để đem lại kết quả như mong muốn cho quá trình điều trị. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy nhanh tay liên hệ 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi.