Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại khi không được điều trị kịp thời. Vậy trĩ ngoại tắc mạch là gì, bị tắc mạch trĩ ngoại có nguy hiểm không, điều trị trĩ ngoại tắc mạch bằng cách nào hiệu quả nhất thì hãy xem bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ ngoại tắc mạch là gì?
Để biết được trĩ ngoại tắc mạch là bệnh như thế nào trước tiên người bệnh cần hiểu rõ như thế nào là trĩ ngoại. Trĩ ngoại là một trong các loại của bệnh trĩ, có thể được nhìn thấy từ sự sưng phồng lên, căng bóng làm mất nếp nhăn bình thường của da khu vực xung quanh lỗ hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại hình thành từ đám rối tĩnh mạch trĩ bên ngoài, bao xung quanh hậu môn (ngay rìa hậu môn), bọc ngoài búi trĩ ngoại là da. Bệnh trĩ ngoại khi phát triển nặng sẽ gây ra các biến chứng như trĩ ngoại tắc mạch, hay còn gọi là trĩ ngoại nhồi máu, nhiễm khuẩn và nứt hậu môn.
Tắc mạch trĩ là sự hình thành những cục máu đông do những mạch máu tại mạng mạch trĩ bị vỡ, chảy máu và đông cục lại. Các búi trĩ sưng to, sung huyết ở bên trong nên được gọi là bệnh trĩ ngoại nhồi máu hay trĩ ngoại tắc mạch. Khối máu đông phát triển từ tĩnh mạch nên nó ngăn dòng máu chảy ra ngoài, đồng thời các động mạch trĩ vẫn tiếp tục bơm máu vào búi trĩ, do đó búi trĩ ngoại sẽ căng phồng lên rất nhanh khi xuất hiện cục máu đông.
Khi bệnh trĩ ngoại tắc mạch phát triển, cục máu đông sẽ ngăn không cho các độc tố từ tế bào được mang ra ngoài theo đường tĩnh mạch. Những độc tố tế bào ngấm vào khu vực xung quanh búi trĩ ngoại, gây ra tình trạng viêm và đau lớn.
Tắc mạch trĩ ngoại là một biến chứng phổ biến thường gặp của người bệnh trĩ ngoại. Thực tế cho thất có đến 60% người bệnh trĩ ngoại không có cách điều trị kịp thời và đúng đắn đều gặp phải biến chứng tắc mạch trĩ ngoại.
Xem thêm: Người bị trĩ nên làm gì và không nên làm gì? (Lời khuyên từ bác sĩ)
Nguyên nhân trĩ ngoại tắc mạch
Trĩ ngoại tắc mạch là triệu chứng nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể nhắc đến đầu tiên là do thói quen ăn uống, thói quen đi đại tiện của người bệnh, đặc biệt đối với người cao tuổi. Các lý do do thói quen này càng dễ gây nên táo bón kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ ngoại và tình trạng tắc mạch trĩ ngoại.
Một số trường hợp bị béo phì, thừa cân, lười vận động cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Bởi vì, hoạt động thể lực suy giảm sẽ khiến hệ tuần hoàn lưu thông không như bình thường, dễ gây nên tình trạng tụ máu cục bộ, hoặc mao mạch ở những vị trí thường xuyên bị tác động trong đó có mao mạch vùng hậu môn, đây là nguyên nhân gây trĩ ngoại kéo dài thành tình trạng tắc mạch trĩ ngoại.
Ngoài ra người có nghề nghiệp phải ngồi nhiều, ít vận động cũng có khả năng mắc trĩ ngoại cao. Người có thói quen ăn uống không khoa học như ăn cay uống nhiều rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ ngoại bắt đầu và phát triển gây tắc mạch.
Xem thêm: Mổ trĩ bao lâu hết đau? Phương pháp mổ trĩ không đau nhanh lành
Triệu chứng của trĩ ngoại tắc mạch để nhận biết
Làm thế nào để người bệnh biết mình bị tắc mạch trĩ ngoại để kịp thời điều trị. Người bị trĩ ngoại gây tắc mạch rất khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên bệnh này chỉ gây đau đớn chứ không ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là những triệu chứng giúp mọi người nhận biết sớm bệnh tắc mạch trĩ ngoại.
– Khi bị trĩ ngoại, tri ngoai tắc mạch, người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng lại không thể đi được.
– Các cơ vòng hậu môn bị đóng, gây ra sự co giật cơ và người bệnh sẽ không thể ngồi hoặc đi lại bình thường được.
– Trĩ ngoại tắc mạch sẽ làm cho người bệnh có cảm giác đau đớn trong vòng 5 – 6 ngày, sau đó cơn đau sẽ giảm dần và sẽ hết đau sau một vài ngày. Khi người bệnh tắm nước ấm thường xuyên sẽ giúp cho máu được lưu thông dễ dàng hơn, bệnh sẽ mau khỏi hơn.
– Ở vùng hậu môn sẽ xuất hiện một khối sưng màu xanh, to bằng hạt đậu, sờ vào sẽ thấy cứng.
– Các cục máu đông gây hoại tử phía trên da và gây rỉ máu, làm cho người bệnh sẽ có cảm giác như trong ống hậu môn có vật lạ gì đó.
– Nếu chảy máu nhiều dễ bị chứng thiếu máu, gây hoa mắt, chóng mặt, tâm trạng không được thoải mái.
Xem thêm: [Giải đáp] Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT có hiệu quả như lời đồn?
Bệnh trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?
Bị tắc mạch trĩ có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không? Trĩ ngoại tắc mách là một biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại cần phải được điều trị sớm nếu không sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Bệnh trĩ ngoại tắc mạch sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không thể đi được.
- Luôn có cảm giác khó chịu và đau đớn ở vùng hậu môn.
- Đặc biệt, cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không thể đi được. Nó khiến cho người bệnh cảm thấy buồn phiền cũng như e ngại.
- Nếu các cục máu đông bị vỡ ra sẽ gây chảy máu và hoại tử phần da phía trên.
- Bệnh trĩ ngoại tắc mạch khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy lo lắng, dễ cáu gắt và bực mình.
- Nhiều trường hợp còn gây ra viêm nhiễm nặng hoại tử, thậm chí còn làm tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng.
- Trĩ ngoại gây ra tắc mạch trĩ, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng huyết, đặc biệt ở phụ nữ có thể gây ra biến chứng viêm phần phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Qua đó có thể thấy, bệnh trĩ ngoại tắc mạch không chỉ gây ra những cơn đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Mà nó còn gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Xem thêm: 11 biến chứng sau mổ trĩ nên biết để tránh và cách xử lý
Cách điều trị trĩ ngoại tắc mạch an toàn hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp điều trị tắc mạch trĩ ngoại, tuy nhiên để biết cách nào phù hợp nhất thì còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh. Người bệnh nên sớm đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
1. Biện pháp điều trị nội khoa
Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại tắc mạch áp dụng cho những trường hợp bệnh còn nhẹ. Ở giai đoạn này, bệnh vẫn chưa gây ra những biểu hiện khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Đặc biệt, quá trình điều trị lại không tốn kém quá nhiều tiền bạc và thời gian khi áp dụng phương pháp điều trị.
Để điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa, bệnh nhân có thể sử dụng bằng cách uống thuốc hoặc bôi thuốc. Nó tùy thuộc vào mức độ của bệnh đang ở tình trạng như thế nào, mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc sao cho phù hợp.
2. Phương pháp điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa là một trong những biện pháp nhằm giải quyết cho bệnh trĩ ngoại tắc mạch ở giai đoạn nặng. Trường hợp điều trị bằng ngoại khoa, áp dụng cho những bệnh nhân đã áp dụng biện pháp nội khoa nhưng không có tiến triển.
Vì vậy mà biện pháp phẫu thuật là cách tối ưu nhất để lấy đi phần máu đông. Thậm chí là các búi trĩ sẽ tự vỡ ra, bác sĩ phải thực hiện tiểu phẫu để lấy phần máu đông ra ngoài.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa cho bạn chọn như: chích xơ, thắt dây thun, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,…
Tuy nhiên, đối với trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch, thì phương pháp điều trị được áp dụng đó chính là phương pháp phẫu thuật HCPT – PPH. Phương pháp phẫu thuật này được đánh giá là một trong những phương pháp tiên tiến mang lại hiệu quả cao, với những ưu điểm vượt trội.
Phương pháp phẫu thuật HCPT – PPH không chỉ an toàn, mà còn không gây ra tình trạng đau đớn, không chảy máu trong quá trình phẫu thuật. Thời gian tiến hành ca phẫu thuật khá nhanh chóng, đồng thời cũng giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Đặc biệt phương pháp phẫu thuật này sẽ giúp cho bệnh trĩ ngoại tắc mạch sẽ không có cơ hội tái phát.
Trên đây là những giải đáp chính xác về triệu chứng trĩ ngoại tắc mạch biến chứng nguy hiểm ở bệnh trĩ ngoại, hy vọng đã giúp mọi người tham khảo được những thông tin hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay hotline 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.